Sinh viên một trường đại học cưỡi ngựa, bắn cung trong lễ khai giảng

Sinh viên trải nghiệm bắn cung tại lễ khai giảng. Ảnh: Báo Dân trí
Sinh viên trải nghiệm bắn cung tại lễ khai giảng. Ảnh: Báo Dân trí
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như cưỡi ngựa, bắn cung, nhảy sạp, đi cà kheo...

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa qua tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 tại cơ sở Hòa Lạc. Tới dự lễ khai giảng có đại diện lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và Hà Nội,...

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Lê Quân nhấn mạnh, lễ khai giảng năm học 2023-2024 càng trở nên có ý nghĩa hơn bởi trong năm học này, Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc đón gần 6.000 học sinh, sinh viên từ 8 trường, khoa trực thuộc, tăng gấp 4 lần so với năm ngoái.

"Từ học kỳ I năm học 2023-2024, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai mô hình giáo dục toàn diện cho sinh viên năm thứ nhất của các đơn vị đào tạo tại Khu đô thị Hòa Lạc gồm 3 toàn diện: Khỏe về thể chất – Mạnh về tinh thần – Giỏi về kỹ năng xã hội. Sinh viên được đào tạo theo mô hình giáo dục toàn diện sẽ được trang bị năng lực và kỹ năng toàn diện tạo đà cho thành công trong công việc và cuộc sống sau này gồm: năng lực công dân toàn cầu, năng lực số, năng lực thích ứng và năng lực đổi mới sáng tạo. Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên, hơn 700 sinh viên năm nhất của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tới học tập tại cơ sở Hòa Lạc. Tại đây, 100% sinh viên ở nội trú và được học tập, trải nghiệm theo mô hình giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng thế hệ công dân toàn cầu", ông Quân cho biết.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Lê Quân phát biểu tại lễ khai giảng. Ảnh: VNU

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Lê Quân phát biểu tại lễ khai giảng. Ảnh: VNU

Cũng theo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, bắt đầu từ học kỳ II năm học 2023-2024, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai xây dựng chương trình giáo dục thể chất mới, trong đó chính thức đưa Bộ môn Võ cổ truyền vào giảng dạy cho sinh viên. Cùng với đó nhiều hoạt động theo mô hình câu lạc bộ, nhằm phát triển năng lực, sở trường, tạo hứng thú, duy trì thói quen tập luyện thể thao cho sinh viên.

Trong khuôn khổ Lễ khai giảng của Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động của sinh viên các đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc: Tọa đàm “Định vị bản thân – Tôi đi tìm tôi”; Giải chạy Marathon ; Gặp mặt CLB Cựu sinh viên Doanh nhân, tri ân đối tác đóng góp cho sự phát triển của ĐHQGHN; Hoạt động giao lưu âm nhạc sinh viên “Random dance”; Chuỗi hoạt động thực hành kỹ năng “Balo tuổi đôi mươi”; Chung kết liên hoan dân vũ “VNU’s Folk Dance 2023”; Chung kết cuộc thi “Tiếng hát tân sinh viên năm 2023”; Trải nghiệm không gian văn hóa ẩm thực và các trò chơi; Triển lãm sách…

Trong đó đáng chú ý là sinh viên được tham gia trải nghiệm hàng loạt trò chơi dân gian như cưỡi ngựa, bắn cung, nhảy sạp, múa xoè, đẩy gậy, đi cà kheo, ném còn, bịt mắt đánh trống...

Sinh viên thích thú nhảy sạp trong lễ khai giảng. Ảnh: Vietnamnet

Sinh viên thích thú nhảy sạp trong lễ khai giảng. Ảnh: Vietnamnet

Đây cũng chính là một trong những môn học Giáo dục thể chất được Đại học Quốc gia Hà Nội đưa vào giảng dạy cho sinh viên tại Hòa Lạc trong thời gian sắp tới.

Năm học mới 2023 - 2024 bắt đầu, sau hơn một năm chuyển trụ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tới Hòa Lạc, đến nay trường có gần 30 đơn vị thành viên, trực thuộc cùng dịch chuyển tới Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

Hiện Đại học Quốc gia Hà Nội được giao xây dựng đề án phát triển trở thành đại học trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới vào năm 2030 để trình Chính phủ phê duyệt. Chiến lược phát triển của nhà trường đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2045 “Trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, trong nhóm các đại học hàng đầu châu Á và thế giới”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

Hiệu trưởng cùng viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường kêu gọi toàn thể viên chức, người lao động, học viên, sinh viên các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo của Trường chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại.
(PLVN) - Sáng 11/9, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên cùng lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các bộ môn Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hơn 400 học sinh bị ảnh hưởng sau sự cố sập cầu Phong Châu

Cầu Phong Châu nhìn từ trên cao sau sự cố sập cầu (Ảnh: Xuân Hồng)
(PLVN) - Hiện có 419 học sinh trên địa bàn huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) bị ảnh hưởng do sự cố sập cầu Phong Châu. Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã bố trí cho các em học tạm tại các trường khác cho đến khi sự cố được khắc phục.

Thầy Hiệu trưởng viết tâm thư dặn học trò cách ứng xử sau bão số 3

Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 của Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Như một người cha chia sẻ với các con của mình, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (ĐHSP Hà Nội) nhắn nhủ học sinh nên bình tĩnh, bớt phàn nàn trước những khó khăn do bão số 3 để lại, thay vào đó cần biết cách tự bảo vệ mình. Thầy cũng không quên nhắc học sinh nên chia sẻ việc nhà với cha mẹ, tiết kiệm thời gian và tiền để giúp đỡ những người khó khăn...

Để giáo viên không còn tâm lý e ngại học bạ số

Theo Bộ GD&ĐT, hiện có 69% các tỉnh thực hiện thí điểm được học bạ số.(Ảnh minh họa - Nguồn: PV)
(PLVN) -  Ông Thái Văn Tài -Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, triển khai học bạ số giúp giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; giúp tăng tính minh bạch, bảo mật trong công tác quản lý và giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin một cách khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ học nếu trường chưa đảm bảo an toàn

Cây đổ sau bão tại Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, trường học nào chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn, trước mắt chưa tổ chức dạy học cho học sinh. Trong hôm nay, các trường học trên địa bàn Hà Nội ngay từ sáng nay đã gấp rút làm công tác dọn dẹp và chuẩn bị đón học sinh trở lại.