Năm hết Tết đến, dòng người “ngụ cư” ở các thành phố lớn chuẩn bị về quê đón Tết. Trước khi về, họ phải chật vật gửi đồ đạc, tài sản để tránh bị kẻ gian đột nhập, khoắng đồ…
Năm nào cũng vậy, khi chuẩn bị về quê ở Hà Tĩnh đón Tết, Minh - sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội lại chật vật tìm nơi gửi đồ. Căn phòng trọ của Minh nằm sát đường làng, chỉ có một cửa gỗ và đã từng bị trộm đột nhập nhiều lần.
Giáp Tết là tháng củ mật, tần suất hoạt động của bọn trộm càng dày hơn nên giải pháp tốt nhất là mang đồ đi gửi. Minh bảo: “Bố mẹ vừa mua cho em một bộ máy tính và một chiếc ti vi bằng tiền cả con trâu ở quê nên không thể làm mồi cho trộm được”.
Cũng như Minh, những ngày này, đường làng Phùng Khoang (xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội) - nơi tập trung sinh viên của nhiều trường đại học ở Hà Nội ở trọ cũng xuất hiện cảnh các cô cậu sinh viên khuân vác đồ đạc đi gửi. Ai có người quen thì gửi, hoặc phòng trọ của sinh viên nào an ninh tốt hơn thì đưa đồ đạc tập trung về đấy.
Tương tự, chị Hương nhà ở thôn Đông, xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) mấy ngày này liên tục đón mấy anh chị em công nhân ở Khu công nghiệp Nam Thăng Long đưa đồ đến gửi. “Nhà chất đầy ti vi, máy tính, nồi cơm điện rồi. Có mấy cậu em đang hỏi để nhờ xe máy, nhà chật nhưng cũng cố thôi, lỡ mà mất thì mấy em có làm cả năm cũng không mua nổi” - chị Hương nói.
Anh Nguyễn Tuấn, thuê nhà ở đường Lạc Long Quân (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) kể: “Tết năm 2009, do chủ quan tôi không đưa đồ đi gửi. Khi từ quê lên, ti vi, tủ lạnh, máy giặt... không cánh mà bay”. Hỏi bà hàng xóm mới biết, khi Tuấn vừa về ăn Tết thì có một chiếc ô tô tải nhỏ đánh vào, đỗ ở cửa. Bà hàng xóm cứ tưởng là Tuấn chuyển nhà nên không hỏi han gì. Những năm sau, anh Tuấn đều phải tất bật gửi đồ để về quê dịp Tết.
Để phòng bị, bên cạnh gửi đồ, nhiều người ở trọ còn có biện pháp an ninh khác như trang bị thêm ổ khoá cho chắc ăn, cái ti vi, máy giặt cũ kỹ cũng phủ thêm bụi, đắp chiếu rách lên để lỡ kẻ gian có vào được trong nhà cũng chê mà không lấy. Thậm chí, có anh còn nghĩ ra độc chiêu ghi trên cánh cửa sắt dòng chữ: “Coi chừng, điện chập chờn” để hù kẻ trộm. Khi đã triển khai đủ các bước như vậy, họ mới thấy yên tâm về quê ăn Tết.
Năm nào cũng vậy, khi chuẩn bị về quê ở Hà Tĩnh đón Tết, Minh - sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội lại chật vật tìm nơi gửi đồ. Căn phòng trọ của Minh nằm sát đường làng, chỉ có một cửa gỗ và đã từng bị trộm đột nhập nhiều lần.
Cao Nguyên – sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội tháo bộ máy tính để đi gửi. |
Giáp Tết là tháng củ mật, tần suất hoạt động của bọn trộm càng dày hơn nên giải pháp tốt nhất là mang đồ đi gửi. Minh bảo: “Bố mẹ vừa mua cho em một bộ máy tính và một chiếc ti vi bằng tiền cả con trâu ở quê nên không thể làm mồi cho trộm được”.
Cũng như Minh, những ngày này, đường làng Phùng Khoang (xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội) - nơi tập trung sinh viên của nhiều trường đại học ở Hà Nội ở trọ cũng xuất hiện cảnh các cô cậu sinh viên khuân vác đồ đạc đi gửi. Ai có người quen thì gửi, hoặc phòng trọ của sinh viên nào an ninh tốt hơn thì đưa đồ đạc tập trung về đấy.
Tương tự, chị Hương nhà ở thôn Đông, xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) mấy ngày này liên tục đón mấy anh chị em công nhân ở Khu công nghiệp Nam Thăng Long đưa đồ đến gửi. “Nhà chất đầy ti vi, máy tính, nồi cơm điện rồi. Có mấy cậu em đang hỏi để nhờ xe máy, nhà chật nhưng cũng cố thôi, lỡ mà mất thì mấy em có làm cả năm cũng không mua nổi” - chị Hương nói.
Anh Nguyễn Tuấn, thuê nhà ở đường Lạc Long Quân (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) kể: “Tết năm 2009, do chủ quan tôi không đưa đồ đi gửi. Khi từ quê lên, ti vi, tủ lạnh, máy giặt... không cánh mà bay”. Hỏi bà hàng xóm mới biết, khi Tuấn vừa về ăn Tết thì có một chiếc ô tô tải nhỏ đánh vào, đỗ ở cửa. Bà hàng xóm cứ tưởng là Tuấn chuyển nhà nên không hỏi han gì. Những năm sau, anh Tuấn đều phải tất bật gửi đồ để về quê dịp Tết.
Để phòng bị, bên cạnh gửi đồ, nhiều người ở trọ còn có biện pháp an ninh khác như trang bị thêm ổ khoá cho chắc ăn, cái ti vi, máy giặt cũ kỹ cũng phủ thêm bụi, đắp chiếu rách lên để lỡ kẻ gian có vào được trong nhà cũng chê mà không lấy. Thậm chí, có anh còn nghĩ ra độc chiêu ghi trên cánh cửa sắt dòng chữ: “Coi chừng, điện chập chờn” để hù kẻ trộm. Khi đã triển khai đủ các bước như vậy, họ mới thấy yên tâm về quê ăn Tết.
Theo Hồ Thường
Dân Việt
Dân Việt