Sinh thái học của tâm hồn với những bài lịch sử

Trong khi ở cấp Liên bang mới chỉ đưa những bài học luân lý-đạo đức, thì cùng lúc đó, ở các trường phổ thông của Matxcơva đã không phải là buổi đầu tiên tiến hành cả vào thời gian chính khóa và ngoại khóa công việc tham quan sinh thái...

Trong khi ở cấp Liên bang mới chỉ đưa những bài học luân lý-đạo đức, thì cùng lúc đó, ở các trường phổ thông của Matxcơva đã không phải là buổi đầu tiên tiến hành cả vào thời gian chính khóa và ngoại khóa công việc tham quan sinh thái, tạo điều kiện hình thành nhân cách và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho trẻ em. Chính nội dung này chứa đựng trong chương trình nhan đề “Sinh thái học tâm hồn”, mà tác giả hoạch định là bà Svelana Koshelyaeva, giáo viên trường phổ thông số 714, kiêm thành viên Hiệp hội những người hướng dẫn tham quan trực thuộc chính quyền Matxcơva. Chương trình “Sinh thái học của tâm hồn” đang được áp dụng thành công tại một trong số các trường phổ thông của thủ đô Nga.

Mô tả ảnh.

Vòng nguyệt quế chiến thắng trong công việc này đang thuộc sở hữu tự tin của Liên quận Tây thủ đô Nga – cũng là địa bàn có trường số 714 tọa lạc. Tại đây tập trung số lượng lớn các di tích kiến trúc và địa điểm lịch sử nhắc nhở về cuộc chiến tranh năm 1812 mà sau 2 năm nữa sẽ là mốc kỷ niệm chẵn ở Nga. Trong quá khứ lịch sử, chính hướng Tây luôn hứng chịu những đòn tấn công ác liệt của kẻ thù ngoại xâm. Chính từ hướng Tây sau trận giao tranh Borodino quân Pháp đã kéo vào Matxcơva, đô thị mà quân Nga đã buộc phải bỏ ngỏ khi tháo lui. Nhưng khi đó Matxcơva không phải là kinh đô và quốc gia Nga đã không bị mất. Vùng Fili của Liên quận Tây hiện nay, hồi đó là ngoại ô Matxcơva, đã là nhánh quan trọng của cuộc chiến lịch sử 1812. Tại đó, Mikhail Illarionovich Kutuzov đã triệu tập các tướng lĩnh và đặt câu hỏi: giao nộp Matxcơva hay là cho quân Pháp nếm thêm một trận giáp chiến tổng lực nữa? Các sử gia viết rằng, tuy quan điểm của ông không phải là đại chúng, nhưng với sức mạnh uy tín của nhà quân sự này, quyết định chung khi ấy đã thuận theo ý kiến của Kutuzov. Trong đó xem xét khả năng tiến hành những trận đánh trong khu vực đồi Chim Sẻ và đồi Poklonnaya. Thậm chí Kutuzov đã thân chinh tới tận đó để xem xét trận địa và lựa chọn chiến thuật tại chỗ. Trên đồi Chim Sẻ có nhà thờ Thánh Ba ngôi Tiên khởi, được dựng lên một năm trước cuộc xâm lấn của quân Pháp. Kutuzov đã vào trong ngôi giáo đường này để cầu nguyện về chiến thắng. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc mọi khía cạnh, đã thông qua quyết định để thành phố lại và quân Nga rời khỏi Matxcơva. Kéo quân qua thủ đô hiện nay, quân Nga lui về hướng Nam. Sau đó, tiến theo đường Kaluga, tiếp đến lịch sử dẫn quân đội Nga đến Tarutino. Ở đây có trại quân, nơi các binh sĩ bị thương được chạy chữa lấy lại sức lực. Trong lúc đó, lính Pháp kéo vào Matxcơva và dần dần nản chí, bởi thế mạnh của đội quân này chỉ ở cuộc hành tiến liên tục và tham gia chiến sự.

Ngày nay, Liên quận Tây Matxcơva là nơi có số di tích nhiều hơn cả, ngàn năm nhắc nhở về cuộc hciến tranh 1812. Tại đây có ngôi nhà gỗ súc (izba) của người nông phu Frolov, nơi diễn ra cuộc họp Hội đồng tướng lĩnh cơ mật ở Fili, bảo tàng tranh tròn toàn cảnh panorama về trận Borodino, rồi cổng Khải hoàn môn. Danh tính những vị anh hùng của cuộc chiến – Kutuzov, Barclay de Tolly và nhiều nhân vật lịch sử khác được lấy đặt cho các đại lộ và đường phố trong quận. Hiển nhiên, các trẻ em hiện đang sống và học tập ở Matxcơva cần phải biết về tất cả những di sản ấy. Đó cũng là mục tiêu mà chương trình “Sinh thái học của tâm hồn” hướng vào phục vụ, — bà Svetlana Koshelyaeva khẳng định.

Bà kể: “Tôi lập ra chương trình “Sinh thái học tâm hồn” từ 10 năm trước đây. Đúng như người ta vẫn nói, “vạn sự khởi đầu nan”, tất cả những cái mới lúc ban đầu đều khó khăn khi khai phá con đường cho mình, nhưng cần không muộn màng mà biết tranh thủ các yếu tố và dự đoán trước những diễn biến tình hình. Trong lý lịch của tôi có mục khai rằng, là giáo viên môn Sử, tốt nghiệp ĐHTH Sư phạm, tôi đồng thời cũng học xong khóa đào tạo của Trung tâm chuẩn bị cán bộ du lịch và nhận được một nghề chuyên môn thứ hai. Sau đó, so sánh hai nghề và tôi đã chọn trở thành hướng dẫn viên tham quan, nhưng dù sao chăng nữa vẫn không bỏ nghề dạy học. Người ta thường bảo công tác hướng dẫn tham quan ở đây là đặc biệt bởi song hành với gõ đầu trẻ, và đối tượng làm việc là trẻ em. Khó hơn giao tiếp với các du khách thông thường nhiều lần, nhưng cần biết khởi đầu bằng cách xem lại chính mình, chọn lựa lối đi nào để tìm thấy tiếng nói chung với trẻ thơ. Cách truyền đạt cần sinh động và hình ảnh, dễ tiếp thu, và điều chính yếu là khi ta đưa các em nhỏ đi tham quan, không nên đọc những bài viết tràng giang đại hải đã học thuộc lòng, mà cần hình dung chính xác rằng những tư liệu nào bọn trẻ đã nắm vững, bài nào các em sẽ học trong trường và thỉnh thoảng nhắc lại cho đám học trò về cái đó rồi liên kết với nhau tạo cho các em kiến thức xâu chuỗi hệ thống. Sách vở không bao giờ cho hình dung cụ thể về kích thước hay màu sắc của chủ thể nào đó. Do vậy, nhìn thấy chủ thể di tích danh thắng trong tầm vóc hiện thực tự nhiên là rất quan trọng”.

Trong chương trình, tùy theo lứa tuổi của trẻ em có dự trù những đề tài đa dạng khác nhau. Giành cho học sinh phổ thông lớp bé đầu cấp, chuẩn bị sẵn những cuốn vở giành riêng, phát cho các bé mang theo khi đi tham quan. Trong vở có sẵn những lộ trình nhất định, mô tả cụ thể vị trí các di tích, kèm theo là các câu hỏi được ghi dưới dạng văn vần theo chủ đề của cuộc tham quan. Thí dụ, một câu hỏi theo đề tài “Cuộc chiến tranh năm 1812” :

“Ngoài cửa sổ là pho tượng đồng Kutuzov, người thông thái hơn cả ngàn quân Pháp”

Câu hỏi: Kutuzov thông thái như thế nào?

Bên cạnh là Bagration, can đảm hơn Napoleon”

Câu hỏi: Bagration can đảm như thế nào?

Trong đó, những từ khóa viết trong cuốn vở thực tập này không đầy đủ hoàn chỉnh, mà chỉ những ký hiệu đầu và vần cuối, ở giữa là những dấu chấm. Tại sao lại như thế? Chúng ta hãy nghe ý kiến của bà bà Svetlana Koshelyaeva, tác giả của chương trình “Sinh thái học tâm hồn”.

“Thoạt tiên thày trò chúng tôi vào lớp, mở vở, xem trong đó có nhữngcâu hỏi gì, lộ trình ra sao. Chúng tôi sẽ đặt ra những ký hiệu qui ước. Lấy bút chì, cuốn vở này, lên đường đi theo Poklonnaya đến tranh tròn panorama Borodino và đặt những dấu chấm. Sau đó khi trẻ em nghe xong câu chuyện về địa điểm này, chụp ảnh rồi, các em sẽ thể hiện sự ngạc nhiên qua công việc sáng tạo. Bản thu hoạch cần cặn kẽ chi tiết, nếu đó là những em học sinh nhỏ thì tranh vẽ và những lời đối đáp ngắn gọn thường được các em thích hơn cả. Những bức vẽ rất thú vị, chúng tôi tập hợp và gửi dự thi. Khi chúng tôi về trường, sẽ trả lời cho các câu hỏi trong các cuốn vở”.

Làm quen với các di tích lịch sử, trẻ em thu nhận nhiều thông tin thú vị và cần thiết về lịch sử của thành phố, của quê hương đất nước. Đôi khi trong quá trình tham quan — hay như tên gọi ở trường là “bài học trên từng cây số” – các học sinh lớp lớn tự mình chuẩn bị thông tin tư liệu. Theo lời các thầy cô giáo, sau khi cuộc tham quan kết thúc thường xuất hiện những em bé đề đạt nguyện vọng muốn đi tiếp nữa vì đã bắt đầu thích môn lịch sử. Về điều này, bà Svetlana Koshelyaeva nói như sau:

”Trong thời gian cuộc tham quan trên ô tô bus, tôi giành khả năng cho trẻ em tới gần micro hướng dẫn. Trong đó, chúng tôi có nhóm các học sinh đã chuẩn bị sẵn những tư liệu nhất định trong phạm vi chương trình học, và các em này tự mình dẫn dắt cuộc tham quan giành cho các học trò nhỏ lớp dưới. Nếu không phải là toàn bộ cuộc du ngoạn, thì chí ít cũng là phần nào đó được giao cho các em này đảm trách. Tôi cũng thường gắn kết các phần do một số em khác nhau chuẩn bị sẵn. Thế là khi đó sẽ có 2-3 hướng dẫn viên dành cho các em bé. Đây cũng là một thành phần trong chủ đích giáo dục tinh thần yêu nước, dạy trẻ em noi theo gương hoạt động của lớp đàn anh và tạo bước khởi đầu nghệ thuật nghề nghiệp cho ai đó trong tương lai”.

Các học sinh lớp lớn viết tổng quan, thu hoạch, các bài luận nghiên cứu, hướng dẫn tham quan, nhưng cả các em lớp bé cũng được thu hút vào hoạt động sáng tạo. Các em thích cắt dán, vẽ, cậu bé thậm chí còn hoàn thành đề án riêng rất độc đáo được đưa lên xét ở cấp thành phố và chiếm giải Nhất. Em này đã tìm thấy mô tả tấm bia đã bị mất trên mộ 300 chiến binh tham gia trận Borodino, đã hy sinh trong đoàn xe cứu thương khi quân đội Nga rút lui. Thoạt đầu nấm mộ nằm ở nơi hiện nay có đại lộ Kutuzov chạy qua, trong khu nghĩa địa Chính thống giáo và Do thái cổ. Các chiến binh đã được mai táng chính tại đó. Ở địa điểm này, hồi thế kỷ 19 chủ nhân địa bàn Prokhovưi đã lập một tấm bia mộ trang trọng và đẹp đẽ. Sau đó, bia dần mai một và mất đi, thay vào chỗ ấy xuất hiện tượng đài dựng theo lệnh của Chính phủ Liên Xô. Theo phương án mô tả ban đầu, cậu bé đã làm một bản vẽ về tấm bia mộ kích thước 1 mét. Phần việc hiển nhiên rất phức tạp, và khi bảo vệ công trình của mình, em bé học trò đã biện giải đề án bằng văn bản cột bia, kết quả được Hội đồng giám định đánh giá rất cao. Cuộc thi này gọi là “Văn hóa và trẻ em”, hàng năm đều được tổ chức trên cơ sở Cung sáng tạo thiếu nhi trên đồi Chim Sẻ.

Tuy nhiên cuộc thi không phải là dịp độc nhất để các trẻ em ở thủ đô Nga thể hiện mình. Trong trường phổ thông thường tiến hành những buổi dạ hội văn học, giới thiệu các vở kịch. Trên sân khấu học đường xuất hiện các nhân vật của cuộc chiến tranh thần thánh 1812, từ Denis Davưdov cho đến nhiều thi sĩ, văn sĩ, thí dụ như Mikhail Zagoskin, Ivan Lazhechnikov. Họ không từng là những chiến sĩ chuyên nghiệp, nhưng đã xung vào các nhóm dân binh và tham gia chiến tranh. Sau đó xuất hiện những sáng tác phản ánh chiến công của người dân xứ Nga đương thời. Các vở kịch và dạ hội văn học tạo cho các trẻ em một dịp phô diễn nghệ thuật sân khấu và phát hiện khơi mở những tài năng tiềm ẩn của bản thân. Còn các nhà sư phạm với hỗ trợ sáng tạo cố gắng lôi cuốn trẻ em vào quá trình hình thành sự tự tu dưỡng độc lập và chủ động. Làm như vậy phát triển tư duy trẻ thơ và hiển nhiên còn giúp các bạn trẻ này trong cả cuộc đời tiếp theo.

Không một cuốn sách nào dù hay đến đâu, không một phương tiện truyền đạt thông tin nào dù tiên tiến như Internet, có thể đem lại cho trẻ em hình dung đầy đủ và sắc nét về thế kỷ 19, về những sự kiện của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại năm 1812, bằng cách đưa chính các em hóa thân thâm nhập vào cuộc sống và sự kiện oai hùng của thời xưa thông qua bài học lịch sử sống động – môn “sinh thái học của tâm hồn”.

Theo ĐTNNN/Mekongnet

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.