Sinh mạng người dân toàn thế giới đang bị siêu vi khuẩn đe dọa.

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLO) -Siêu vi khuẩn có thể kháng mọi thuốc kháng sinh cao cấp, đã khiến cho thế giới một phen điêu đứng trước sự nguy hiểm của chúng. G7 đã phải đưa ra lời kêu gọi trên phạm vi toàn cầu để đối phó với “kẻ nguy hiểm này”.

Siêu vi khuẩn

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một người Mỹ mang trong mình vi khuẩn kháng mọi thuốc kháng sinh, thậm chí là loại kháng sinh cao cấp nhất. Điều đáng báo động là quan chức y tế Hoa Kỳ cho biết có thể sẽ là “ ngõ cụt “ của thuốc kháng sinh.

Chủng kháng kháng sinh được tìm thấy vào tháng 4.2016, trong mẫu nước tiểu của một người phụ nữ 49 tuổi ở Pennsylvania. Các nhà nghiên cứu của Bộ Quốc phòng đã xác định cô mang một chủng E. Coli kháng kháng sinh Colistin.

Trong một nghiên cứu được công bố ngày 26.5 vừa qua trên Antimicrobial Agents and Chemotherapy báo hiệu “sự xuất hiện của một loại vi khuẩn thực sự kháng mọi thuốc kháng sinh tính tới thời điểm hiện tại".

Colistin là loại kháng sinh cuối cùng được dùng để tiêu diệt nhiều loại  siêu vi khuẩn, bao gồm cả dòng CRE - Carbapenem-resistant enterobacteriaceae, loại được gọi là " cơn ác mộng vi khuẩn." Trong nhiều trường hợp, khoảng 50% số ca tử vong do nhiễm siêu vi khuẩn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) gọi là CRE các mối đe dọa cấp bách tới sức khỏe cộng đồng của quốc gia.

Quan chức y tế cho biết trường hợp ở Pennsylvania chưa hẳn là đáng sợ. Vì vẫn có thể điều trị bằng nhiều loại kháng sinh khác. Nhưng các nhà nghiên cứu quan ngại rằng gen kháng Colistin của nó là mcr-1, có thể làm lây lan nhiều loại vi khuẩn kháng các loại kháng sinh khác. Đây là lần đầu tiên xuất hiện siêu vi khuẩn kháng lại Colistin được tìm thấy tại Hoa Kỳ.

Tháng 11.2015, nhân viên y tế công cộng trên toàn thế giới đã phản ứng khi các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Anh báo cáo việc tìm thấy chủng kháng Colistin ở lợn, thịt lợn sống và trong một số ít người ở Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy sau đó ở Châu Âu và Canada.

Giám đốc CDC Tom Frieden dự đoán về tương lai của thuốc kháng sinh khi chính bản thân ông đã phải trải qua giây phút bất lực vì không còn loại thuốc nào có thể cứu chữa được.

"Về cơ bản nó cho chúng ta thấy rằng “ngõ cụt”  không còn xa đối với thuốc kháng sinh - có thể là trong một tình huống mà chúng ta có bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết liệu mà không có kháng sinh ", Giám đốc CDC Tom Frieden cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ năm.

Một cuộc điều tra quy mô được tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp, Bộ y tế và dịch vụ nhân sinh trên hàng trăm con gia súc, thịt bán lẻ cho thấy chủng khuẩn có thể kháng Colistin xuất hiện trong một mẫu ruột từ một con lợn ở Hoa Kỳ. USDA cho biết họ đang làm việc để xác định nguồn gốc của các trang trại lợn.

Nhân viên CDC đang làm việc với cơ quan y tế Pennsylvania để phỏng vấn bệnh nhân và gia đình nhằm xác định nguyên nhân nhiễm vi khuẩn, bao gồm việc xem xét các đợt nhập viện gần đây. CDC hy vọng sẽ được tiếp xúc với bệnh nhân để xem xét liệu rằng có còn loại sinh vật nào khác ngoài chủng kháng Colistin.

Thống đốc bang Pennsylvania Tom Wolfe đã ban hành một tuyên bố về việc chính quyền ngay lập tức “phối hợp” với CDC và Bộ Quốc phòng:“Chính quyền sẽ thực hiện tất cả các hành động cần thiết để ngăn chặn nó trở thành một vấn đề phổ biến với "những hậu quả nghiêm trọng."

Thượng nghị sĩ Robert P. Caseycho biết, ông lo lắng về các báo cáo và tuyên bố sẽ ủng cho các dự luật và tham gia các buổi điều trần đối với vi khuẩn kháng thuốc. Và đã lên kế hoạch để tổ chức một cuộc họp báo đầy đủ về vụ việc trong những ngày tới.

Yohei Doi – bác sĩ tại Đại học Pittsburgh đã nghiên cứu vấn đề này nói : “Colistin được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi ở Trung Quốc, điều này có thể dẫn tới việc vi khuẩn phát triển và đạt được sức đề kháng với thuốc. Con người có thể nhiễm vi khuẩn mang Gen mcr-1 thông qua thực phẩm, cụ thể là ăn đồ ăn tái”.

Trên thực tế có rất nhiều loại vi khuẩn có thể kháng lại thuốc kháng sinh cao cấp
Trên thực tế có rất nhiều loại vi khuẩn có thể kháng lại thuốc kháng sinh cao cấp

Cảnh báo từ cha đẻ Colestin

Yohei Doi cùng các chuyên gia khác kêu gọi những hành động khẩn cấp để kiềm chế sự lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi trên toàn thế giới. "Chúng ta có thể sẽ sớm phải đối mặt với một thế giới nơi mà người bệnh nhiễm trùng CRE không thể chữa được."

Hiện tại, các bác sĩ đã buộc phải dựa vào Colistin như một biện pháp phòng ngừa  cuối cùng để chống lại các vi khuẩn kháng kháng sinh. Thực tế cho thấy, Colistin cũng không phải loại thuốc lý tưởng vì hơn nửa thể kỷ trước nó có thể gây hại nghiêm trọng đến thận của bệnh nhân. Nhưng chúng được dùng như loại vũ khí đặc biệt để tiêu diệt các loại siêu vi khuẩn.

Vi khuẩn phát triển đề kháng kháng sinh trong hai cách. Rất nhiều trong số chúng có khả năng tạo ra các Gen đột biến cho phép thích nghi với thuốc kháng sinh.Cha đẻ của thuốc kháng sinh huyền thoại từng cảnh báo về tính hai mặt của nó. Chúng được ví như con dao hai lưỡi khi được bán ra bên ngoài.

“ Những người lạm dụng Penicillin ngày hôm nay, họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng Penicillin sau này”, Alexander Fleming đã cảnh báo.

Nhà Trắng lên kế hoạch chống vi khuẩn

Sự xuất hiện của vi khuẩn E.coli kháng Colistin không ngoài dự đoán của các chuyên gia. Nó phá vỡ sự hoài nghi của họ về việc thuốc kháng sinh huyền thoại sẽ bị vi khuẩn hóa giải.

Đây là vấn đề gây ra khoảng 2 triệu ca bệnh và 23.000 ca tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ. Nhà Trắng đã công bố kế hoạch kêu gọi hơn 1.2 tỷ USD để chống và ngăn ngừa vi khuẩn kháng kháng sinh.

Bản kế hoạch liệt kê các mục tiêu cụ thể để chống lại sự lây lan của các siêu vi khuẩn trong vòng 5 năm tới. Vạch ra lộ trình ngăn chặn và chữa nhiễm trùng thông qua giám sát chặt chẽ các “ siêu vi khuẩn “, để duy trì hiệu quả của các loại thuốc kháng sinh mới và hiện tại.

"Chúng bảo vệ cuộc sống những người lính bị thương ngoài mặt trận. Chúng ngăn ngừa nhiễm trùng trong một cộng đồng. Chúng còn mang vai trò quan trọng để chống chủ nghĩa khủng bố sinh học. Khá đơn giản nhưng cần thiết cho sức khỏe của người dân và mọi người ở khắp mọi nơi. Vì vậy, chúng ta nên làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng thuốc kháng sinh vẫn có hiệu lực," Obama nói với WebMD.

Sự lên tiếng của G7

Trong cuộc họp mới đây của G7 tại Nhật Bản, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết các nước dẫn đầu cần giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh và trao các phần thưởng cao quý cho công ty dược để họ có thể phát triển các loại thuốc mới.

"Trong nhiều trường hợp, thuốc kháng sinh đã bị vô hiệu hóa. Điều đó có nghĩa là con người đang chết vì những bệnh lây nhiễm đơn giản như lao, uốn ván, nhiễm trùng huyết, các bệnh nhiễm trùng này đáng lẽ không phải là một bản án tử hình," ông nói với một cuộc họp báo tại một hội nghị thượng đỉnh tại Nhật Bản. Nếu chúng ta không làm gì về vấn đề này, nền kinh tế thế giới có lẽ sẽ tổn thất khoảng 100 nghìn tỷ USD và có khả năng đánh dấu sự kết thúc của nền y học hiện đại như chúng ta biết đến."

Chính phủ Anh công bố giá trị phần thưởng từ 1 tỷ USD – 1.5 tỷ USD cho bất kỳ thành công mới nào về thuốc kháng sinh. Trường hợp tại Hoa Kỳ đã đánh tiếng chuông cảnh tỉnh cho toàn thế giới, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên vi khuẩn kháng Colistin xuất hiện.

Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi các công ty sản xuất thuốc miễn cưỡng đầu tư nghiên cứu loại kháng sinh mới. Vì họ hướng tới sản xuất thuốc trị bệnh có khả năng sinh lời, dù đã có một vài công ty đầu tư phát triển kháng sinh mới vì sự đe dọa của siêu vi khuẩn. Thực tế đã có 83 công ty dược ký vào tuyên bố kêu gọi các chính phủ hỗ trợ cho việc nghiên cứu thuốc kháng sinh mới, bao gồm: Pfizer, Merck & Co ...

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.