Sinh con gái bị họ mạc "coi như không có con"?

Chồng chị chịu trách nhiệm ghi chép gia phả cho dòng họ. Thế nhưng, theo quy định của họ mạc, hai đứa con của chị không có tên trong gia phả, chỉ vì chúng là… con gái. “Đọc báo thấy có nhiều dòng họ đã có cách nhìn nhận mới, ghi cả tên con gái vào gia phả, vợ chồng tôi rất buồn cho trường hợp nhà mình”, chị cho biết.

 

Với những người coi con cái là niềm vui, hạnh phúc gia đình, câu trả lời không có sự phân biệt. Nhưng, trong mắt của những bố mẹ quan niệm con cái để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp thì câu trả lời luôn nghiêng về phía con trai. Và, mất cân bằng giới tính khi sinh cũng từ đây mà ra.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Là con gái, đừng "mơ" có tên trong gia phả

Một nữ tổng biên tập chia sẻ chuyện vợ chồng chị có hai con gái  trong buổi tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của truyền thông trong việc giảm định kiến giới và mất cân bằng giới tính khi sinh” do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì ngày 26/2.

Chị cho biết, chồng chị chịu trách nhiệm ghi chép gia phả cho dòng họ. Thế nhưng, theo quy định của họ mạc, hai đứa con của chị không có tên trong gia phả, chỉ vì chúng là… con gái. “Đọc báo thấy có nhiều dòng họ đã có cách nhìn nhận mới, ghi cả tên con gái vào gia phả, vợ chồng tôi rất buồn cho trường hợp nhà mình”, chị cho biết.

Câu hỏi được đặt ra từ câu chuyện trên là: Con trai, con gái con nào quan trọng hơn?. Phải chăng con trai quan trọng hơn con gái?. Cách đây không lâu Viện Nghiên cứu gia đình và giới đã tiến hành khảo sát, tổng hợp quan điểm về ý nghĩa của con cái trong gia đình.

Theo GS Nguyễn Hữu Minh – Viện trưởng, có tới 91,7% người được hỏi cho rằng có con cái là để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp sau khi bố mẹ mất. Và, tất nhiên thực hiện được nguyện vọng này, theo quan niệm của người Việt nói riêng, người Á Đông nói chung, con trai là lựa chọn hàng đầu. “Đây chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh”, GS Nguyễn Hữu Minh khẳng định.

Báo động sự ưa thích con trai của người Việt

Điều tra gia đình năm 2006 cho thấy gần 37% những người được hỏi ở độ tuổi 18-60 đồng ý là nhất thiết phải có con trai. Lý do có con trai là để có người nối dõi tông đường (85,7%); để có nơi nương tựa lúc tuổi già (54,2%); để có người làm việc lớn, việc nặng (23,4%).

Theo Điều tra Hà Nội 2010, 64% đồng ý cần thiết phải có con trai để nối dõi tông đường. Nếu chỉ được sinh một con thì 56,8% người được hỏi chọn con trai. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ này nam – nữ trả lời ngang nhau. Cuộc điều tra thanh niên (SAVY tháng 2/2009), 12,6% thanh niên coi trọng việc phải có con trai.

Tư tưởng trọng con trai phổ biến ở nông thôn nhiều hơn thành thị, ở các khu vực Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Đông Nam Bộ, dân tộc H’Mông, Dao, Khơ me có tỷ lệ cao hơn. Điề này cho thấy, rất nhiều người Việt Nam, không phân biệt  già - trẻ, thế hệ cũ – mới, học vấn vẫn giữ quan niệm rằng, nối dõi tông đường là một trong những giá trị qua trọng nhất của người con trai trong gia đình Việt Nam.

Thay đổi “đường mòn nhận thức”

Hiện nay tỉ số giới tính ở Việt Nam là 112,6 con trai/100 con gái. Để thực hiện mục tiêu đặt ra đến năm 2015 là không vượt quá 113/100, đầu năm 2012, Tổng cục Dân số đã đặt quyết tâm giữ tỉ số này dưới mức 112/100. Tuy nhiên, kết quả không được như mong muốn.

Trong kỳ họp Quốc hội năm nay, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ phải trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề ngành y tế có kế hoạch gì để can thiệp tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam. Những động thái trên cho thấy, thay đổi hệ giá trị về con trai – con gái trong suy nghĩ cộng đồng không phải là việc dễ dàng gì. Để làm chuyện này, Hàn Quốc đã mất gần 20 năm từ năm 1982-2000. Tình trạng hiếp dâm tràn lan ở Ấn Độ hiện nay là hệ quả của việc mất cân bằng giới tính trầm trọng.  

Ở Việt Nam hiện nay, không oan khi nói rằng các cơ quan chức năng đã bất lực trước việc ngăn cấm tiến hành lựa chọn giới tính khi sinh. Có nhiều VBQPPL nghiêm cấm hành vi này nhưng thực tế triển khai không như mong đợi. 17 triệu kết quả là kết quả của việc tìm kiếm theo từ khóa “cách sinh con trai theo ý muốn” trên Google. Năm 2012, Tổng Cục Dân số đã kiểm tra hàng chục cơ sở y tế ở TP.HCM nhưng... tuyệt nhiên không phát hiện có sự lựa chọn giới tính.

Theo GS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới, muốn thay đổi hệ giá trị về con trai – con gái, thì phải thay đổi “đường mòn nhận thức”. Nếu quan niệm xã hội thay đổi cách nhìn nhận theo chiều hướng con gái cũng nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng chăm sóc bố mẹ già…; nếu truyền thông không còn lối đưa tin bài: “chỉ vì bà vợ trước sinh toàn con gái, nên anh phải…” thì sẽ không còn “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Con trai và con gái đều đem lại hạnh phúc, niềm vui gia đình.

Hỗ trợ kinh tế cho gia đình sinh con một bề là gái

Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) vừa đề xuất phương án hỗ trợ kinh tế cho gia đình sinh con một bề là gái, đây được xem như một giải pháp tình thế cho bài toán mất cân bằng giới tính khi sinh. Đây là đề án mang tầm cỡ quốc gia, trong đó ngoài kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia còn phải có kinh phí huy động từ ngân sách Trung ương và địa phương.  

Tiến sĩ Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng cho rằng, công tác dân số là vấn đề mang tính dài hơi, chiến lược. Những gì mà chúng ta làm tốt hôm nay sẽ phát huy hiệu quả sau 15-20 năm chứ không phải bây giờ

Minh Dương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.