Singapore: Xung quanh chuyện anh em Thủ tướng 'vạch áo cho người xem lưng'

Anh em nhà họ Lý trong đám tang cha (phải qua) Lý Vĩ Linh, Hà Tinh, Lý Hiển Long, Lý Hiển Dương, Lâm Học Phần
Anh em nhà họ Lý trong đám tang cha (phải qua) Lý Vĩ Linh, Hà Tinh, Lý Hiển Long, Lý Hiển Dương, Lâm Học Phần
(PLO) -Ngày 3/7, ông Lý Hiển Long lần đầu tham dự phiên họp đặc biệt của quốc hội, đối diện với những câu hỏi chất vấn của các nghị sĩ, trong khi bên ngoài có hàng ngàn người dân xếp hàng dự thính. 

Phiên họp này không chỉ liên quan đến số phận ngôi nhà của gia tộc họ Lý, không chỉ liên quan đến uy tín chính trị của ông, mà còn để dân chúng Singapore và cộng đồng quốc tế nhìn nhận đúng về vai trò giám sát của quốc hội nước này. 

Việc riêng, tự xử lý

Lý Hiển Long đăng đàn trước quốc hội, chiếm được thiện cảm của mọi người khi mở đầu bằng phát biểu: “Tôi lên đây không phải để bài bác những người em. Quốc hội không phải là nơi để làm việc đó. Việc riêng, tôi sẽ tự xử lý, nhưng liên quan đến việc công tôi sẽ trình bày và giải thích đầy đủ”. 

Ông công khai bức thư cha mình gửi chính phủ năm 2010, khi đó Lý Quang Diệu muốn phá dỡ ngôi nhà vì “không có giá trị kiến trúc” và “không muốn nơi này trở thành nơi dân chúng đến triều bái”.

Tuy nhiên, ngày 27/12/2011, trước những ý kiến phản đối việc phá dỡ nhà, Lý Quang Diệu đã gửi thư cho chính phủ, đồng ý về kế hoạch cải tạo lại căn nhà số 38 đường Oxley thay vì phá bỏ nó.  Lý Quang Diệu đã gặp kiến trúc sư, ký đơn sửa chữa để nộp cho giới chức tháng 3/2012 và được chấp thuận. 

Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, vợ chồng ông đã thông báo đầy đủ cho các người thân và không ai phản đối. Sau khi Lý Quang Diệu qua đời tháng 3/2015, 3 anh em nhà họ Lý đã thảo luận việc có trao đổi kế hoạch xử lý ngôi nhà với quốc hội không. Khi đó, Lý Hiển Dương đã phản đối, nói phải phá bỏ nó.

Lý Hiển Long “vô cùng bất ngờ”, ông nhận ra điều khoản phá bỏ nhà lại được đưa vào di chúc, nhưng nói Lý Vĩ Linh hiện đang ở đây nên từ từ rồi sẽ tính; sau đó để tránh rắc rối, ông đã giao việc giải quyết ngôi nhà cho Phó Thủ tướng thứ nhất Trương Chí Hiền phụ trách; ông không liên quan việc thành lập một ủy ban cấp bộ do Trương Chí Hiền đứng đầu để xem xét làm gì với căn nhà.

 Về cáo buộc của 2 người em nói ông dùng người theo tình thân, hình thành nền chính trị vây cánh, ưu đãi vợ và con, Lý Hiển Long nói Lý Hồng Nghị con trai ông đã công khai tuyên bố không có ý tham gia chính trường; còn việc bà Hà Tinh vợ ông là TGĐ Công ty Temasek Holdings, ông tin rằng nếu có điều gì khuất tất, ắt giới lãnh đạo công ty sẽ không bỏ qua. Ông cho rằng, những cáo buộc của hai người em là không có cơ sở, gây tổn hại đến bản thân ông và cả chính phủ Singapore, nếu là người khác hẳn họ đã bị kiện ra tòa. 

Tuy nhiên, ngày hôm sau ông Lý Hiển Dương lập tức lên tiếng cáo buộc anh trai nói dối về di nguyện cuối cùng của nhà lãnh đạo quá cố Lý Quang Diệu. Lý Hiển Dương cáo buộc anh trai không trung thực khi phát biểu trước quốc hội Singapore rằng ông Lý Quang Diệu đã có ý định giữ lại và cải tạo ngôi nhà số 38 đường Oxley, buộc tội anh trai đã lừa dối người cha quá cố trong những năm cuối đời của ông.

Theo Lý Hiển Dương, Lý Hiển Long đã nói với cha rằng ngôi nhà số 38 đường Oxley đã được chính phủ Singapore công nhận là di tích quốc gia để ngăn cản cha mình đưa ý nguyện phá bỏ căn nhà vào di chúc.

“Ông ấy (Lý Hiển Long) đã cố tình vòng vo và nói những điều sai sự thật về di nguyện của cha chúng tôi”, Lý Hiển Dương viết trên Facebook cá nhân. Thông tin này sau đó được Lý Vĩ Linh, thành viên còn lại trong gia đình họ Lý, chia sẻ.

Lý Hiển Long phát biểu trước Quốc hội hôm 3/7
Lý Hiển Long phát biểu trước Quốc hội hôm 3/7

Lý Hiển Dương vì lợi cá nhân mà chống lại anh trai?

Minh Báo (Hongkong) ngày 25/6 dẫn ý kiến phân tích của giới truyền thông Singapore cho rằng: nguyên nhân thực sự của việc Lý Vĩ Linh và Lý Hiển Dương lên tiếng tố cáo anh trai đi ngược di nguyện người cha, cố giữ lại ngôi nhà là do “móng vuốt đồng tiền”. 

Báo này cho biết, Lý Hiển Dương đã đầu tư vào khu đất có ngôi nhà 38 đường Oxley này 36 triệu SGD; nếu chính phủ quyết định giữ lại ngôi nhà thì khoản đầu tư đó sẽ mất trắng, vì giữ được lợi ích cá nhân nên Lý Hiển Dương đã không ngần ngại công kích anh trai.  Trong khi anh trai tích cực theo nghiệp chính trị thì Lý Hiển Dương dốc sức vào kinh doanh. 

Sinh năm 1957, sau khi tốt nghiệp Trung học Công giáo, Lý Hiển Dương sang Anh học Đại học Cambridge theo học bổng Tổng thống, sau khi tốt nghiệp lại qua Mỹ học lấy bằng Thạc sĩ quản lý ở Đại học Stanfort. Sau khi về nước, ông gia nhập quân đội, được phong hàm Chuẩn tướng.

Tháng 4/1994 ông xuất ngũ quay sang kinh doanh, vào SingTel, một năm sau đã là TGĐ SingTel; sau đó ông lần lượt  là Chủ tịch Tập đoàn Tinh Sư (Fraser and Neave – 10/2007), Chủ tịch Cục Hàng không Singapore (7/2009) và nhiều tổ chức tín dụng, kinh doanh khác; từng được gọi là “thương nghiệp kỳ tài”.

Tuy báo chí chưa nắm được tổng số tài sản của Lý Hiển Dương, nhưng dự tính thu nhập mỗi năm của ông vượt quá 1 triệu SGD. Năm 2015, sau khi ông Lý Quang Diệu qua đời, Lý Hiển Long đã chuyển nhượng ngôi nhà này cho Lý Hiển Dương với điều kiện hai bên nhất trí chuyển giao 1 nửa số tiền tính theo thời giá thị trường cho quỹ từ thiện.

Có người trong giới địa ốc tính toán: diện tích ngôi nhà 12 ngàn thước vuông, giá đất khoảng 24 triệu SGD, Lý Hiển Dương đã đầu tư vào đây 36 triệu SGD; nếu chính phủ quyết định giữ lại ngôi nhà thì ông ta sẽ bị thiệt hại nặng nề. Đó mới là lý do chính Lý Hiển Dương trở mặt chống người anh, chứ không vì lợi ích của người dân và đất nước như ông nói.

Vợ Lý Hiển Dương là người sửa đổi Di chúc của Lý Quang Diệu?

Trong bản tuyên bố tối 14/6, ông Lý Hiển Long đã công khai bản cam kết của ông gửi Ủy ban cấp bộ về vấn đề ngôi nhà, trong đó nói từ năm 2011, ông Lý Quang Diệu có cả thảy 7 bản Di chúc; trong đó 4 bản đầu có nội dung phá bỏ ngôi nhà, bản 5 và 6 không có, đến bản thứ 7 năm 2013 lại thấy có điều khoản phá dỡ ngôi nhà được đưa trở lại. Ngoài ra, bản thứ 5 ghi tài sản để lại chia đều cho 3 người con; bản thứ 6 yêu cầu chia thêm 1 phần cho Lý Vĩ Linh, đến bản thứ 7 lại trở lại chia đều cho 3 con.

Lý Hiển Long nói, 6 bản Di chúc đầu do người cháu của bà Kha Ngọc Chi (mẹ ba người) là nữ luật sư Kha Kim Lợi chấp bút; nhưng bản thứ 7 thì Kha Kim Lợi bị gạt ra, giao cho Lâm Học Phần, vợ Lý Hiển Dương và văn phòng luật của bà ta soạn thảo.

Lý Hiển Long cho rằng, bản Di chúc thứ 7 này được đưa ra trong tình hình khiến người ta “cực kỳ bất an”; ông nghi ngờ Lý Quang Diệu không được giải thích rõ ràng và cũng không được xem xét một cách khách quan, độc lập về pháp luật; Lý Quang Diệu có lẽ chỉ quan tâm đến điều khoản chia đều tài sản, mà không biết điều khoản “phá bỏ ngôi nhà” lại được đưa vào.

Lý Hiển Long nghi ngờ em dâu tham gia soạn thảo bản Di chúc cuối cùng này do có xung đột về lợi ích nên sau khi sửa lại khoản chia đều tài sản thì Lý Hiển Dương sẽ được nhận nhiều hơn.

Lý Hiển Dương phản kích lại anh trai bằng cách công bố hình ảnh chụp bản di chúc có điều khoản dỡ nhà ấy lên Facebook, nói 3 chữ “LKY” ở góc phải bên dưới chính là viết tắt tên tiếng Anh “Le Kwan Yeo” của cha cho chính tay ông ghi để chứng minh người cha biết rõ việc này. Bà Lý Vĩ Linh sau đó cũng lên Facebook phản bác lại việc Lý Hiển Long không tin tưởng Lâm Học Phần là “vu khống, dối trá nhằm lừa người”. 

Lý Hồng Nghị, con trai ông Lý Hiển Long
Lý Hồng Nghị, con trai ông Lý Hiển Long

Dư luận Singapore muốn chấm dứt vụ tranh cãi

Xung quanh câu chuyện ồn ào này, cả các quan chức Singapore lẫn thường dân đều lên tiếng kêu gọi anh em nhà Thủ tướng Lý Hiển Long sớm kết thúc cãi vã. Cựu Thủ tướng Ngô Tác Đống (Goh Chok Tong - giai đoạn 1990-2004) bày tỏ trên Facebook rằng những ồn ào của anh em nhà họ Lý trong những ngày qua “không phải là di sản mà ông Lý Quang Diệu muốn để lại”.

Ông Ngô cho rằng người dân Singapore mong muốn anh em Thủ tướng Lý Hiển Long giải quyết bất đồng một cách kín đáo, riêng tư. Trong Ngày của Cha 18/6, nhiều bình luận trên Facebook của Thủ tướng Lý Hiển Long đều bày tỏ “Mong gia đình Thủ tướng sớm hòa giải”.

Rất nhiều người cùng chung quan điểm rằng, chuyện riêng tư trong gia đình thì không nên công khai, vì hậu quả sẽ ngày càng lớn hơn, khi đó các bên sẽ đều mệt mỏi và tổn thương vì những cãi vã không hồi kết này.

Sau khi cả hai phía đều đồng ý giải quyết riêng tư những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, Quyền Thủ tướng Trương Chí Hiền cũng lên tiếng, cho rằng đó là “bước phát triển tích cực của tình hình. Hy vọng mọi người cùng nỗ lực, tập trung tinh lực để đất nước Singapore phát triển về phía trước”…/.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.