Sĩ tử với trường... đời

Kiên quyết ở trọ lại TP vừa làm thêm vừa ôn thi. Nếu không đậu ĐH thì tiếp tục học nghề để... lập nghiệp tại TPHCM.

Kiên quyết ở trọ lại TP vừa làm thêm vừa ôn thi. Nếu không đậu ĐH thì tiếp tục học nghề để... lập nghiệp tại TPHCM.

Vừa hoàn thành kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, trong khi các sĩ tử khác khăn gói về quê chờ kết quả, có người rộn ràng với những kế hoạch đi du lịch thì cũng không ít thí sinh nấn ná ở lại TP. Bằng đủ thứ nghề mưu sinh, những thí sinh này nuôi giấc mơ bám trụ lại TP. Gặp gì làm nấy Mới 5 giờ, những khối sắt nặng trịch trong Công ty TNHH M.P trên Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức được xếp thành từng khoảnh ngay ngắn, để chờ thợ cắt và đúc khuôn.
Nuôi giấc mơ  lập nghiệp tại   TP  bằng đủ thứ nghề. (Trong ảnh: Minh Anh làm nghề rửa xe và bốc  dỡ hàng  hóa)
Nuôi giấc mơ lập nghiệp tại  TP bằng đủ thứ nghề. (Trong ảnh: Minh Anh làm nghề rửa xe và bốc dỡ hàng hóa)
Người công nhân trẻ áo đẫm mồ hôi, đôi găng tay bám đầy gỉ sắt mới được nhận vào là Trần Bình Đẳng, quê Vĩnh Long vừa trải qua kỳ thi ĐH. Năm nay, Đẳng dự thi vào Trường ĐH Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, không chờ kết quả thi, Đẳng đã nôn nóng nhờ người quen tìm việc tại TP. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại TP khiến Đẳng không có thời gian kén việc mà xin làm công nhân bốc vác tại Công ty M.P với mức lương 120.000 đồng/ngày. “Chưa từng đi làm thêm và cũng không có kinh nghiệm nên chỉ xin được những việc lao động chân tay. Đụng việc gì làm việc nấy”- Đẳng chia sẻ. Hỏi về khả năng đậu ĐH, Đẳng cho biết dù đậu hay không cũng quyết tâm ở lại làm việc bởi về quê cũng chẳng biết làm gì. Không giống như Đẳng, với phương tiện làm việc duy nhất là chiếc xe đạp, hằng ngày, Vũ Bá Tuyên (quê Thanh Hóa), vừa dự thi vào Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, đạp xe hơn 20 km từ quận Gò Vấp đến Bình Dương để làm... bồi bàn. “Bận rộn nhất nhưng cũng nhiều lương nhất là vào những ngày cuối tuần vì kiêm thêm phục vụ đám cưới”- Tuyên cho biết. Để tiếp tục nuôi dưỡng ước mong vào ĐH, Tuyên kiên quyết ở trọ lại TP vừa làm vừa ôn thi. Nếu không đậu thì tiếp tục học nghề để... lập nghiệp tại TP.Nuôi giấc mơ lập nghiệp Trước khi đưa con vào TPHCM dự thi, bà Phạm Thị Xuân, quê Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, mẹ thí sinh Nguyễn Minh Anh dự thi vào Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, đã chuẩn bị sẵn những kế hoạch... hậu ĐH. “Nếu con đậu, tôi ở lại tìm việc nuôi con. Không đậu thì hai mẹ con cùng tìm việc. Ở quê, ruộng đất ít ỏi đã có bố và chị của Minh Anh lo. Mức chi tiêu ở TPHCM làm hai mẹ con... chóng mặt” - bà Xuân than thở. Công việc mà người mẹ quê này nhắm đến là... đi phụ hồ, phục vụ quán ăn. “Ngồi không ngày nào là tôi sốt ruột ngày đó. Cũng may, thông cảm với hoàn cảnh, chủ nhà trọ giới thiệu cho tôi một chân trông trẻ. Ít ra thì cũng đủ chi phí trả tiền nhà trọ mỗi tháng”- bà Xuân chia sẻ. Trong căn phòng trọ chỉ có vài vật dụng sinh hoạt đơn giản tại quận Thủ Đức, hai mẹ con bà Xuân phải rủ thêm một người nữa ở chung để tiết kiệm chi phí. Những ngày thi vừa kết thúc, Minh Anh đi phụ rửa xe với lương theo ca là 20.000 đồng/3 giờ. Minh Anh tâm sự: “Đây là việc dễ nhất mà em có thể làm được ngay. Công việc cũng không vất vả, lại gần phòng trọ nên không cần phương tiện đi lại”. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, Minh Anh phải bỏ việc vào làm bốc vác tại cảng Sài Gòn. Theo Minh Anh, công việc này rất vất vả nhưng phải kiếm thêm một ít tiền để dành dụm phụ mẹ. Theo anh Dương Trọng Hoàng, Trưởng Phòng Hỗ trợ đời sống, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên TPHCM, nếu thí sinh đủ 18 tuổi trở lên, trung tâm sẽ hướng dẫn làm hồ sơ và giới thiệu việc làm như những lao động khác. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến 24-7, rất nhiều công việc như: lao công, nhân viên bán hàng siêu thị, kiểm sách, giao báo buổi sáng, tô màu gốm sứ, dán keo xe... thích hợp với những thí sinh muốn tìm việc làm thêm vì nhà tuyển dụng không đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ. Để nuôi giấc mơ vào ĐH hay tìm một công việc để bám trụ lại TPHCM, nhiều thí sinh chịu không ít thiệt thòi. Thiếu kinh nghiệm, trình độ thấp, công việc phổ biến nhất vẫn là khuân vác, phân loại hàng hóa, phụ xe... Những công việc này được xếp vào hàng “ba nhất”, dễ xin nhất nhưng lương thấp nhất và cũng vất vả nhất. Giấc mơ vào ĐH, giấc mơ lập nghiệp nơi xa xứ cứ chênh vênh với nhiều sĩ tử.
Thi cho đỡ phí!
 
Trên chuyến tàu từ Bắc vào Nam ngày 3-7, chúng tôi bắt gặp nhiều câu chuyện của những thí sinh đi thi... cho có. Thí sinh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1987, tại Thanh Hóa, dự thi tại Trường CĐ Công nghệ Thông tin (Nha Trang).
 
Đây là năm thứ ba thí sinh này dự thi ĐH, CĐ. Tuy nhiên, Dũng cho biết mục tiêu chính là tìm việc cùng với người chị đang làm công nhân tại Khu Công nghiệp Sóng Thần- Bình Dương. “Đi thi chỉ để cho đỡ phí 12 năm học chứ không hy vọng nhiều”- Dũng thành thật.
 
Kết thúc đợt thi thứ nhất, một thí sinh quê tại Ninh Bình dự thi vào Khoa Kinh tế- ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết: Ở lại TP làm việc thôi. Bạn bè nhiều người làm phụ hồ, nấu cơm tại mấy công trình xây dựng mà hằng tháng còn gửi tiền được cho gia đình.
Theo Đặng Bình An
Người Lao Động

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.