Sẽ 'xóa tên' 6 sở ngành?

Sở Nông nghiệp được xếp vào nhóm sở "mềm".
Sở Nông nghiệp được xếp vào nhóm sở "mềm".
Trong dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Bộ Nội vụ đề xuất 12 sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương, 6 sở tuỳ điều kiện cụ thể mà tỉnh thành lập hoặc không.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến vào dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành.

Theo đó, về tổ chức các sở thuộc UBND cấp tỉnh, Bộ Nội vụ đưa ra hai nhóm gồm những sở ngành được tổ chức thống nhất ở các địa phương, nghĩa là tỉnh, thành nào cũng có các cơ quan tham mưu này (gọi tắt là sở "cứng"). Và nhóm còn lại các sở ngành được tổ chức sở phù hợp với mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và đặc thù chuyên ngành (gọi tắt là sở "mềm"). 

Căn cứ điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định việc thành lập hoặc không thành lập các sở "mềm".

Cụ thể, có 6 sở "mềm" được đề xuất, đầu tiên là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo dự thảo văn bản của Bộ Nội vụ về nội dung nêu trên, Sở Nông nghiệp có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn, phòng, chống thiên tai và các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, một số tỉnh, thành đã thu hẹp diện tích đất và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ đó, các nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp không cần phải có tổ chức sở chuyên ngành tham mưu. Vì vậy, có thể ghép với một cơ quan chuyên môn tương ứng, bảo đảm thu gọn đầu mối tổ chức, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của tổ chức tham mưu. 

Trong dự thảo Nghị định đang lấy ý kiến, Bộ Nội vụ đề xuất tỉnh, thành nào không tổ chức Sở nông nghiệp thì lĩnh vực này giao Sở hạ tầng và phát triển đô thị hoặc Sở Tài nguyên và môi trường quản lý 

Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, với chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, in và phát hành, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin..., Bộ Nội vụ cho rằng ở những tỉnh có địa bàn nhỏ, dân số ít, thì chức năng nói trên có thể giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm nhiệm, không nhất thiết phải có một tổ chức độc lập để tham mưu giúp UBND cấp tỉnh. Vì vậy, dự thảo Nghị định đã chuyển Sở Thông tin và Truyền thông thành sở "mềm", giao quyền cho địa phương trong việc thành lập hay không thành lập.

Còn Sở Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân...

Dự thảo văn bản của Bộ Nội vụ nêu, lĩnh vực này tương đồng với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và đến một thời điểm thích hợp, cần thiết phải hợp nhất, để thống nhất giao cho một cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ. Trước mắt, để thực hiện việc tinh gọn đầu mối tổ chức, dự thảo Nghị định đưa Sở Khoa học và Công nghệ vào sở "mềm''. Trường hợp địa phương không thành lập thì giao chức năng tham mưu quản lý nhà nước về Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

Sở Ngoại vụ được thành lập tại các địa phương có đường biên giới trên bộ và có cửa khẩu quốc tế. UBND cấp tỉnh trình HĐND quyết định việc sắp xếp, giải thể Sở Ngoại vụ trong trường hợp không đủ tiêu chí thành lập theo quy định.

Ban dân tộc của tỉnh được thành lập khi có 2 trong 3 tiêu chí: Tỉnh có trên 20.000 người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản; có trên 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng...

Đối với tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đáp ứng tiêu chí thì thành lập phòng dân tộc thuộc UBND tỉnh.

Sở "mềm" thứ 6 là Sở du lịch. Sở này được thành lập khi địa phương đáp ứng đủ các tiêu chí như: Có di sản thiên nhiên, di sản văn hoá được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới, hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội; ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng hoặc ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển của địa phương; giá trị kinh tế từ du lịch đóng góp vào GDP hàng năm của địa phương có tỷ trọng từ 10% trở lên...

Việc sáp nhập các Sở được cho sẽ giảm chi tiêu từ ngân sách nhà nước.
Việc sáp nhập các Sở được cho sẽ giảm chi tiêu từ ngân sách nhà nước.

Ngoài các nội dung nêu trên, trong dự thảo Nghị định, Bộ Nội vụ còn đề xuất hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch - Tài chính; hợp nhất Sở Xây dựng với Sở Giao thông vận tải thành Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị.

12 sở "cứng", gồm Sở Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch -Tài chính (sáp nhập Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Tài chính), Công Thương, Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị (sáp nhập Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng), Sở Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân.

6 sở "mềm", gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.