Sau vụ 'ném bom nhầm': Mỹ - Trung bồi thường lẫn nhau

Ông Tập Cận Bình viếng những người tử nạn tại nơi từng là sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị Mỹ ném bom năm 1999.
Ông Tập Cận Bình viếng những người tử nạn tại nơi từng là sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị Mỹ ném bom năm 1999.
(PLO) - Giải quyết hậu quả sau vụ " ném bom nhầm" Trung Quốc đã đặt ra thỏa thuận: chính phủ Mỹ chi trả cho mọi tổn thất của Sứ quán Trung Quốc tại Belgrade; chính phủ Trung Quốc chi trả cho những thiệt hại của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.

Lần đầu tiên cơ quan ngoại giao một nước phương Tây bị dân chúng Trung Quốc tiến công là Hồng vệ binh đốt Văn phòng đại diện Vương quốc Anh. Ngày 22/8/1967, Hồng vệ binh xông vào tòa nhà Văn phòng, đánh đập các nhà ngoại giao Anh và gia đình, đốt phá 9 xe hơi, tòa nhà làm việc và nhà ở. Sau đó những kẻ gây sự bị phê phán, thủ tướng Chu Ân Lai phải xin lỗi chính phủ Anh.

Không tin Mỹ cố ý

Nhưng nói chung, các nhân viên ngoại giao phương Tây ở Trung Quốc vẫn luôn được bảo đảm an toàn về thân thể. Ông Arthur Hummel, Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc trong thời gian 1981-1985 khi trả lời câu hỏi: “Các nhân viên ngoại giao Mỹ ở nước ngoài an toàn nhất khi ở quốc gia nào?”, đã trả lời: Ở Trung Quốc an toàn nhất.

Đại sứ Sasser nói: “Tôi luôn cho rằng, chủ tịch Giang Trạch Dân  biết rõ đó không phải là hành động do Tổng thống Bill Clinton phê chuẩn, mà là một sai sót. Một số quan chức tình báo Trung Quốc nói với Giang đó là hành động rắp tâm, cố ý làm của phía Mỹ, tức là ném bom vào tòa nhà nơi có các nhân viên cơ quan tình báo Trung Quốc làm việc. Nhưng tôi cho rằng ông Giang Trạch Dân trước nay không tin đó là một hành động cố ý của Mỹ.

Tôi cảm thấy Giang Trạch Dân đã tha thứ cho chúng ta. Chắc chắn ông tin rằng việc ném bom sứ quán Trung Quốc không phải là chính sách của chính phủ Mỹ.

Chắc hẳn ông biết Tổng thống Bill Clinton rất tức giận trước sự việc này và cảm thấy rất có lỗi, đã cử Thứ trưởng ngoại giao Thomas R. Pickering sang Trung Quốc giành cả một ngày để giải thích về tấm bản đồ và những tình hình khác, giải thích sai sót này do đâu mà có”.

Ngoại trưởng Albright và Đại sứ Sasser tại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh
Ngoại trưởng Albright và Đại sứ Sasser tại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh

Nhiều sai sót nhỏ dẫn đến sai lầm lớn

Thomas R. Pickering là Thứ trưởng ngoại giao phụ trách Các vấn đề chính trị. Ngày 7/6/1999, ông phụng mệnh Tổng thống Bill Clinton tới Trung Quốc trong vai trò đặc sứ để thông báo tình hình kết quả điều tra về sự việc.

Thomas R. Pickering nói: “Vụ ném bom được tạo nên bởi sai sót cơ bản trong 3 vấn đề. Thứ nhất, kỹ thuật định vị mục tiêu tấn công là trụ sở Tổng cục cung cấp vật tư quân nhu Liên bang Nam Tư (FDSP) có khiếm khuyết nghiêm trọng; thứ hai, dữ liệu để đối chiếu kiểm tra mục tiêu của quân đội và cơ quan tình báo không có vị trí chính xác của sứ quán Trung Quốc; thứ ba, các giai đoạn trong quá trình phúc tra mục tiêu đều không phát hiện ra hai sai sót trên. Không có bất cứ ai nêu ý kiến mục tiêu không phải trụ sở FDSP mà là đại sứ quán Trung Quốc”.

Kết thúc khủng hoảng, bồi thường lẫn nhau

Đại sứ Sasser nói: “Quan hệ giữa Chủ tịch Giang Trạch Dân  và Tổng thống Bill Clinton rất tốt. Họ đã gặp nhau rất nhiều lần ở cả Trung Quốc và Mỹ. Giang Trạch Dân  biết rõ Tổng thống Bill Clinton không thể nào ra lệnh làm việc đó (ném bom sứ quán Mỹ).

Cuối cùng chúng ta thỏa thuận, chính phủ Mỹ chi trả cho mọi tổn thất của sứ quán Trung Quốc tại Belgrade; chính phủ Trung Quốc chi trả cho những thiệt hại của đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.

Sự kiện tòa đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade bị Mỹ ném bom cũng chỉ làm cho quan hệ hai nước trục trặc mất mấy tuần, sau đó lại khôi phục bình thường.

Báo chí Trung Quốc chỉ đưa tin việc Mỹ bồi thường cho Trung Quốc mà không mảy may đề cập đến việc Trung Quốc cũng phải bồi thường cho phía Mỹ.

Sinh viên Trung Quốc đập phá để hả giận, còn chính phủ Trung Quốc lại bỏ tiền ra bồi thường.

Nếu về mặt tài chính thì có thể nói rằng: các thanh niên, sinh viên Trung Quốc đập phá cơ quan ngoại giao của Mỹ, chính là đập phá kho bạc của chính phủ nước họ.

Những người biểu tình mang theo chân dung 3 người bị chết do bom Mỹ.

Những người biểu tình mang theo chân dung 3 người bị chết do bom Mỹ.

Khi xảy ra vụ việc máy bay ném bom sứ quán Mỹ đúng vào ngày nghỉ cuối tuần ở Mỹ, các quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng đang ở đâu?. Đó cũng là cả một vấn đề quan trọng.

Một năm sau khi vụ việc xảy ra, một đài Mỹ phát hiện ra: Vào thời điểm đó, trước khi tin tức loan báo, một số quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đang cùng gia đình tham dự một bữa tiệc đồ nướng dã ngoại.

Khi thông tin đã xảy ra chuyện lớn ở Nam Tư, gây nên đại họa được thông báo, các quan chức mới vội vã đến trụ sở tìm hiểu và xử lý khủng hoảng. Có phu nhân một vị quan chức oán trách: xem các ông đã làm việc kiểu gì vậy?.

Từ đó có thể thấy, khi đó các quan chức Bộ Quốc phòng không hề có sự chuẩn bị. Về lý mà nói, việc ném bom sứ quán có thể bị coi là kiểu tuyên chiến biến tướng, hoặc đánh mà không tuyên chiến, có thể bị đối phương phản kích. Nếu các quan chức quân sự rắp tâm hành động thì khi ném bom họ phải ngồi tại sở chỉ huy để sẵn sàng ứng phó khủng hoảng mới phải.

Khi đó VOA đã đưa tin rất nhiều, trong đó có quan điểm của “Thời báo New York”. Báo này đã tiến hành phóng sự điều tra dài và rút ra kết luận: vụ ném bom nhầm này là một sai lầm lớn được tạo thành bởi một loạt sai sót nhỏ.

Không tin là “ném bom nhầm”

Đại sứ Sasser nói về Thị trưởng Thượng Hải khi đó là Từ Khuông Địch: “Tôi cảm thấy ông Từ Khuông Địch từ trước đến giờ vẫn không tha thứ cho việc chúng ta ném bom nhầm sứ quán Trung Quốc tại Belgrade.

Khi sắp rời Trung Quốc, tôi gọi điện chào từ biệt Thị trưởng Từ, ông ta vẫn nhắc lại vụ việc này. Tôi nói đó là một sai sót nghiêm trọng, chúng tôi rất lấy làm tiếc và xin lỗi về điều này. Ông ta nói: “Các ông biết sứ quán Anh tại Belgrade ở chỗ nào, sao không biết sứ quán Trung Quốc ở đâu?”.

Ngày 9/5/1999 hàng chục ngàn người Quảng Châu biểu tình phản đối Mỹ ném bom sứ quán Trung Quốc
Ngày 9/5/1999 hàng chục ngàn người Quảng Châu biểu tình phản đối Mỹ ném bom sứ quán Trung Quốc

Rõ ràng ông ta vẫn rất bất bình trước thực tế chúng ta không biết rõ vị trí sứ quán Trung Quốc. Tôi cảm thấy ông ta không thể bỏ qua cho chúng ta trong sự việc này”.

Đại sứ kế nhiệm ông Sasser tại Bắc Kinh là Joseph Wilson Prueher cũng kể: ông cũng đã giải thích kỹ lưỡng với một người bạn Trung Quốc về việc sứ quán Trung Quốc ở Belgrade bị ném bom nhầm như thế nào, Người Trung Quốc đó kiên nhẫn ngồi nghe, nhưng sau đó buông một câu: “Tôi suýt nữa đã tin lời ông rồi!”.

Ban biên tập tiếng Trung Quốc của một đài Mỹ mới đây đã tiến hành cuộc trưng cầu ý kiến trên trang web của đài. Hiện vẫn có 50,5% người Trung Quốc cho rằng “NATO cố ý ném bom”, chỉ có 28,3% cho rằng “đó là ném bom nhầm, Mỹ không thể nào cố ý tiến công sứ quán Trung Quốc”; số còn lại chọn “không rõ, mong biết được những thông tin liên quan”…

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.