62 tuyến đường của TP HCM sẽ được đào lên để thi công các công trình thoát nước, chống ngập trên diện rộng.
Theo Sở Giao thông vận tải TP HCM, nhiều tuyến đường có lô cốt đã được dỡ bỏ tạm thời để chỉnh trang đô thị trước dịp xuân về sẽ được rào chắn lại tiếp tục thi công. Nhiều tuyến đường khác ở trung tâm và ngoại thành cũng sẽ được xới lên để làm các dự án chống ngập thoát nước.
Theo đó, các tuyến đường thuộc trung tâm TP HCM như: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng (quận 1) sẽ được rào chắn đường để thi công dự án chống ngập khu vực trung tâm TP HCM do trung tâm điều hành chống ngập nước làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, các tuyến đường ở ngoại thành gồm: đường Nguyễn Văn Quá (quận 12)quốc lộ 22 (Hóc Môn - Củ Chi), cũng bị rào chắn một phần để lắp đặt hệ thống thoát nước giảm ngập cục bộ trên quốc lộ 22.
Những tuyến đường ở TP HCM ’lô cốt’ sẽ mọc lên với chiều dài hơn 1.000 m như: Âu Cơ - Hòa Bình, Rạch Ông Buông (Tân Phú) thuộc Dự án cải tạo hệ thống thoát nước lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Lê Thị Riêng, xây lắp cải tạo kênh tiêu Đồng Tiến (thuộc dự án cải tạo kênh Ba Bò).
Theo ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở GTVT, để tránh tình trạng thi công chồng chéo, kéo dài gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và ùn tắc trên nhiều tuyến đường thi công, các đơn vị có nhu cầu lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm phải khẩn trương liên hệ với các chủ đầu tư để có kế hoạch phối hợp thi công.
"Sau khi các công trình xây dựng hệ thống thoát nước hoàn thành, mặt đường được tái lập hoàn thiện. Sở GTVT sẽ không cấp phép đào đường đối với các tuyến đường, đoạn đường này trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, tùy theo quy mô dự án", ông Toàn nói.
Theo Sở Giao thông vận tải TP HCM, nhiều tuyến đường có lô cốt đã được dỡ bỏ tạm thời để chỉnh trang đô thị trước dịp xuân về sẽ được rào chắn lại tiếp tục thi công. Nhiều tuyến đường khác ở trung tâm và ngoại thành cũng sẽ được xới lên để làm các dự án chống ngập thoát nước.
Theo đó, các tuyến đường thuộc trung tâm TP HCM như: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng (quận 1) sẽ được rào chắn đường để thi công dự án chống ngập khu vực trung tâm TP HCM do trung tâm điều hành chống ngập nước làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, các tuyến đường ở ngoại thành gồm: đường Nguyễn Văn Quá (quận 12)quốc lộ 22 (Hóc Môn - Củ Chi), cũng bị rào chắn một phần để lắp đặt hệ thống thoát nước giảm ngập cục bộ trên quốc lộ 22.
Người dân TP HCM sẽ tiếp tục chịu cảnh kẹt xe do lô cốt trên nhiều tuyến đường trong năm 2011. Ảnh: Vĩnh Phú. |
Những tuyến đường ở TP HCM ’lô cốt’ sẽ mọc lên với chiều dài hơn 1.000 m như: Âu Cơ - Hòa Bình, Rạch Ông Buông (Tân Phú) thuộc Dự án cải tạo hệ thống thoát nước lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Lê Thị Riêng, xây lắp cải tạo kênh tiêu Đồng Tiến (thuộc dự án cải tạo kênh Ba Bò).
Theo ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở GTVT, để tránh tình trạng thi công chồng chéo, kéo dài gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và ùn tắc trên nhiều tuyến đường thi công, các đơn vị có nhu cầu lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm phải khẩn trương liên hệ với các chủ đầu tư để có kế hoạch phối hợp thi công.
"Sau khi các công trình xây dựng hệ thống thoát nước hoàn thành, mặt đường được tái lập hoàn thiện. Sở GTVT sẽ không cấp phép đào đường đối với các tuyến đường, đoạn đường này trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, tùy theo quy mô dự án", ông Toàn nói.
Theo Vĩnh Phú
VnExpress
VnExpress