Sắp "đại phẫu" tòa án cổ kính bậc nhất Việt Nam

Sắp "đại phẫu" tòa án cổ kính bậc nhất Việt Nam
(PLO) -  Là công trình được các kiến trúc sư tài ba của Pháp thiết kế, xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XIX nhưng đến nay TAND TP.HCM vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp cổ kính và hiện đại. Dự kiến, cuối năm 2015 bắt đầu trùng tu tòa nhà với kinh phí là 320 tỉ đồng. 
Thời gian trùng tu trong vòng 2 năm. Dư luận mong mỏi sau cuộc “đại phẫu”, “cụ Tòa” 130 tuổi vẫn giữ nguyên được nét uy nghiêm, tráng lệ vốn có, góp phần làm nên một kiệt tác độc đáo bậc nhất của “hòn ngọc Viễn Đông”.
Một kiệt tác cần được bảo tồn
Sau khi xâm lược Việt Nam một thời gian, người Pháp bắt đầu xây dựng các công trình để phục vụ cho việc cai trị của họ. Người Pháp xây dựng từ trụ sở làm việc, chợ, trung tâm thương mại, cho tới hệ thống nhà tù, tòa án và cả những công trình phục vụ cho tín ngưỡng của họ ở cả 3 miền Bắc- Trung- Nam.
Hiện nay tại TP.HCM còn tồn tại nhiều công trình mang lối kiến trúc châu Âu được những kiến trúc sư tài hoa của người Pháp thực hiện. Tiêu biểu như trụ sở UBND TP, bưu điện TP, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, thương xá Tax, trại giam Chí Hòa… Một công trình không thể không kể đến đó là trụ sở của TAND TP.HCM - một công trình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào năm 2012.
Theo đó, tòa nhà này được xây dựng trên diện tích khuôn viên rộng lớn, giáp 4 mặt đường là Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Du, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Lý Tự Trọng. Mặt chính hướng ra sông Sài Gòn (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Tòa nhà này được kiến trúc sư người Pháp tên là Bourard thiết kế và kiến trúc sư Foulhoux trực tiếp thi công trong suốt 5 năm (từ năm 1881 đến năm 1885). 
Tòa nhà lúc đầu được xây dựng theo hình chữ H, gồm 2 tầng và một tầng hầm. Mỗi tầng với chiều cao 5,2m2 để đón nhận những luồng gió từ không gian thoáng đãng quanh khuôn viên lùa vào các hành lang để dẫn vào phòng làm việc, hạn chế tối đa việc phải sử dụng năng lượng nhân tạo.
Vật liệu để xây nên tòa nhà này hầu hết được người Pháp mang từ xứ sở của họ qua. Gạch thẻ được họ nung đạt đến trình độ rất cao nên đến nay dù đã 130 năm, nhưng những viên gạch ấy vẫn vô cùng chắc chắn. Điều quan trọng là chất kết dính giữa các viên gạch với nhau được tạo nên không phải bằng xi măng như ngày nay, mà bằng chất liệu vôi kết hợp với mật mía cùng nhiều nguyên phụ liệu khác để tạo nên một hỗn hợp vô cùng bền vững.
Là nơi để xét xử, bảo vệ công lý của xã hội nên tòa nhà này được xây dựng theo phong cách riêng biệt nhằm đảm bảo tính uy nghiêm của công lý. Từ các phòng xử cho tới các bức tượng đặt ở hành lang đều thể hiện được sự tôn nghiêm chốn công đường. Ở tầng trệt ngay sảnh chính được bố trí 2 bức tượng lớn. Tượng được bố trí hai bên chân cầu thang dẫn lên tầng hai. Bên phải là tượng nữ thần Công lý, bên trái là tượng nữ thần Đoàn kết. Ở tầng trên được bố trí 4 bức tượng lớn, nhưng không hiểu vì lý do gì mà mất một bức tượng bên cánh trái. 
Ngoài những bức tượng, trên tường và trần nhà còn rất nhiều bức phù điêu và những hoa văn trang trí tuyệt đẹp.  Các bức phù điêu này thể hiện từ cây cỏ cho tới trẻ con, người lớn quây quần bên nhau…
Tuy nhiên, cho đến nay việc giải thích về những bức tượng và các bức phù điêu được trang trí này cũng chỉ là suy đoán, chứ không có một tài liệu chính thống nào lý giải việc có mặt của các bức tượng, bức phù điêu ấy.
320 tỷ đồng cho cuộc đại trùng tu
Nguyên bản của tòa nhà do người Pháp xây không phải như những gì mà chúng ta được chiêm ngưỡng ngày hôm nay, mà lúc đầu họ chỉ xây ngôi nhà theo hình chữ H với mong muốn lấy được gió từ 4 hướng. Tuy nhiên vào những năm 1960 của thế kỷ trước, do tình hình xã hội thay đổi, lượng án nhiều nên chính quyền của chế độ cũ đã tiến hành mở rộng bằng cách xây dựng một tòa nhà phía đường Nguyễn Trung Trực bây giờ. 
Tuy nhiên tòa nhà đó vẫn có lối kiến trúc giống như  người Pháp xây dựng và cũng được kết nối với tòa nhà cũ thành một hệ thống nhà hoàn chỉnh. Đến những năm 2000, do vẫn không đáp ứng được việc xét xử nên chính quyền đã cho xây thêm dãy nhà tôn và một dãy nhà ngói để phục vụ công tác xét xử, đồng thời cho xây một dãy căng tin để phục vụ những người tới tòa.
Trải qua 3 thế kỷ, dưới tác động của con người và thiên nhiên, tòa nhà ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, nhiều mảng trần đã bong tróc, mái ngói bị dột nát, rong rêu mọc nhiều, gạch nền hư hỏng…  
Ông Thái Văn Tuấn - Chánh Văn phòng TAND TP.HCM cho biết, sau khi thống nhất đất nước, chúng ta tiếp quản tòa nhà này và vẫn tiếp tục sử dụng để 4 cơ quan làm việc là TAND TP.HCM, VKSND TP.HCM làm việc tại tầng một, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM và Viện kiểm sát xét xử và thực hành quyền công tố III làm việc trên tầng hai. 
Đến năm 1983, người Pháp có gửi thông báo cho phía Việt Nam biết rằng công trình này chỉ còn 2 năm nữa là hết hạn bảo hành, vì công trình này được bảo hành 100 năm. Còn hồ sơ cụ thể thế nào thì vẫn không đơn vị nào nắm được mà tất cả hồ sơ gốc đều do người Pháp lưu giữ. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy tòa nhà này đã sơn tổng cộng 7 lần.
Trước tình hình xuống cấp đó, năm 2002, lãnh đạo TAND TP.HCM đã có ý tưởng và xin chủ trương  trùng tu tòa nhà này. Năm 2006, chủ trương đó được chấp thuận. Tuy nhiên để được chấp thuận thì hồ sơ phải khảo sát rất chi tiết, kỹ lưỡng. Đích thân đại diện Sở Xây dựng, Trung tâm Bảo tồn di tích (Sở Văn hóa ,Thể thao và Du lịch TP.HCM), Cục Di sản văn hóa hướng dẫn thẩm định, chỉnh sửa nhiều lần mới có kết quả, rồi chuyển ra Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan chủ quản phê duyệt. 
Ông Tuấn cho biết thêm, trước đây có nhiều luồng ý kiến đưa ra như xin cải tạo trong khuôn viên để làm vườn hoa, đài phun nước… nhưng đều không được chấp nhận, mà phải trả lại nguyên hiện trạng cũ. Theo đó, những hàng cây tùng, cây phượng trong sân tòa đều bị đốn hạ để thay vào là những loại cây thấp để đón khí trời cho tòa nhà. Các dãy nhà tôn, nhà ngói và căng tin được xây dựng sau này đều bị đập bỏ. 
Việc trùng tu sẽ được thực hiện một cách tỉ mỉ, bảo đảm bảo tồn tốt nhất những gì có thể. Những viên gạch, tấm gỗ cầu thang… đều được chứ ý giữ gìn, chỉ thay thế khi không thể bảo tồn được. Việc trùng tu cũng sẽ hạn chế bớt những đường ống nước, dây điện, máy móc thiết bị chằng chịt như hiện nay.
Dự kiến tổng kinh phí để trùng tu tòa nhà này là 320 tỉ đồng, thời gian kéo dài trong vòng 2 năm và thực hiện theo kiểu cuốn chiếu nên việc xét xử tại đây vẫn diễn ra bình thường. Hiện mọi việc đã gần xong, chỉ còn chờ kết quả đấu thầu để cuối năm nay chính thức khởi công.
Hy vọng rồi đây, khi công trình được “đại phẫu”, “cụ Tòa” 130 tuổi này sẽ vẫn giữ nguyên được nét uy nghiêm, tráng lệ vốn có của nó bấy lâu nay, góp phần làm nên một kiệt tác độc đáo bậc nhất của “hòn ngọc Viễn Đông”. 

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật

Chấn chỉnh tình trạng âm nhạc thiếu chất lượng nghệ thuật
(PLVN) - Đã có một số tác phẩm âm nhạc với nội dung thô tục, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xử phạt. Tuy nhiên, các trường hợp bị phạt chỉ là con số khá khiêm tốn so với các ca khúc có ca từ “nhiễm độc” được phát hành công khai trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay.