Sáng tình Đảng, ấm lòng Dân

Niềm vui của đồng bào DTTS ở huyện nghèo Si Ma Cai nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung khi được Đảng, Nhà nước quan tâm cho vay vốn, tạo sinh kế bền vững.
Niềm vui của đồng bào DTTS ở huyện nghèo Si Ma Cai nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung khi được Đảng, Nhà nước quan tâm cho vay vốn, tạo sinh kế bền vững.
(PLVN) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW), những kết quả bước đầu đã minh chứng cho một quyết sách đúng đắn của Đảng: Chỉ thị ra đời không chỉ giải quyết những vấn đề nội tại trong việc triển khai tín dụng chính sách xã hội, mà hơn thế còn tạo bước đột phá trong việc gắn kết sức mạnh của cả hệ thống chính trị hỗ trợ giúp đỡ người nghèo và các đối tượng chính sách xoay chuyển đói nghèo.

Khơi bừng tâm thế thực thi mới

Nhìn lại từ năm 2014 trở về trước, tín dụng chính sách xã hội dù là một công cụ hữu hiệu trong giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, nhưng ở nhiều địa phương, hoạt động chỉ được xem như một hoạt động bên cạnh hoặc thêm nếm trong hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nên chưa chú trọng thực sự quan tâm. Chính vì vậy, Chỉ thị số 40-CT/TW đã tạo ra bước chuyển đột phá trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với hoạt động tín dụng chính sách xã hội được đưa vào những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương và đơn vị. 

Ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,... cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc hơn với việc xem tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Đoàn Ngọc Hương (người đứng) - Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã Đức Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) - tham dự buổi họp giao ban với các tổ chức chính trị - xã hội của xã và NHCSXH để nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyên vọng của bà con nhân dân trong việc vay vốn sản xuất, kinh doanh.

Đồng chí Đoàn Ngọc Hương (người đứng) - Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã Đức Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) - tham dự buổi họp giao ban với các tổ chức chính trị - xã hội của xã và NHCSXH để nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyên vọng của bà con nhân dân trong việc vay vốn sản xuất, kinh doanh.

Chính từ nhận thức này đã tạo thành kim chỉ nam xuyên suốt trong tư tưởng, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách từ những công việc tưởng như đơn giản nhất, như trong quy trình triển khai tín dụng chính sách xã hội đến người dân hay điều tra đúng, đủ và kịp thời đối tượng được thụ hưởng chính sách vay vốn; phối hợp giữa các hoạt động tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), giúp người vay sử dụng đồng vốn hiệu quả.

 “Yếu tố làm nên thành công của tỉnh Hà Tĩnh trong việc mỗi năm tỷ lệ giảm nghèo đạt 1,6% nhanh hơn bình quân cả nước là từ quan điểm của tỉnh xem việc hỗ trợ vượt nghèo cho người nghèo là sản phẩm lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ, chính đó là thước đo cán bộ. Vì vậy, tiêu thức lựa chọn cán bộ phải biết tổ chức cho người dân, hiểu sâu sắc người dân hơn và bản thân cán bộ hy sinh cho nhân dân, đặc biệt cho người nghèo. Đời sống người dân còn khổ thì chứng tỏ cán bộ chúng ta chưa hoàn thành”.

Đồng chí Lê Đình Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Mặt trận Tổ quốc nhiều tỉnh, thành không chỉ thực hiện tốt vai trò tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tín dụng chính sách xã hội và cùng người dân giám sát chất lượng hiệu quả nguồn vốn này mà đã tạo thêm những giá trị mới trong công tác tín dụng chính sách. Ở thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên), Mặt trận tổ quốc nơi đây đã tổ chức các cuộc vận động huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân chuyển sang NHCSXH 485 triệu đồng để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay. 

Thậm chí đến xã dù không được phân công, phân nhiệm song cũng tính tới việc tìm nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH để hỗ trợ hộ nghèo. Đồng chí Đoàn Thanh Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) -  cho biết, UBND xã tham mưu cho Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhờ ca sỹ, diễn viên Minh Luân tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ vì người nghèo được 368 triệu đồng. Nguồn vốn của xã chuyển cho NHCSXH với phương châm không tính lãi và chủ yếu hỗ trợ cho các hộ nghèo trong xã để bà con được tiếp cận chăn nuôi, buôn bán tạp hóa, tạo điều kiện kinh tế cho gia đình cùng nguồn vốn tín dụng chung của NHCSXH. 

Người nghèo ở các xã của thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) vay vốn chính sách phát triển mô hình kinh tế đồi rừng mang lại hiệu quả cao.

Người nghèo ở các xã của thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) vay vốn chính sách phát triển mô hình kinh tế đồi rừng mang lại hiệu quả cao.

Hiệu ứng của việc tập trung triển khai tuyên truyền vận động xuống tận thôn, xóm để các tầng lớp nhân dân nắm bắt và có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã cộng hưởng những giá trị mới trong việc triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW.

Sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, Chủ tịch UBND của 65/65 xã, phường của tỉnh đều tham gia thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện. Tất cả các thành viên cấp tỉnh, huyện hầu hết có mặt 100% tại các cuộc họp của Ban đại diện, không như trước có thời điểm chỉ 20% - 30% tham dự. Chất lượng phiên họp nâng cao với việc tập trung bàn về các công việc hết sức cấp thiết như làm sao để giải ngân kịp thời nguồn vốn trung ương cấp, nguồn vốn ủy thác của địa phương để không tồn đọng hoặc bàn chuyên đề cách thức làm sao thu hồi nợ đọng cũng như nợ quá hạn, đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng”.

Đồng chí Lê Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

Sự tham gia của từng người dân, doanh nghiệp trong việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững đang góp phần xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của đất nước.

Lan tỏa giá trị từ sự đồng tâm

Từ những ý tưởng nhỏ như ở Quảng Nam, Thái Nguyên, Đồng Tháp,... sinh khí cho công cuộc thực thi chính sách ngày càng thêm lớn mạnh với sự chủ động từ các địa phương trong việc chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Sự đồng tâm của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc hội tụ nguồn vốn hoàn thiện hệ thống chính sách tạo nền tảng bứt phá cho công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cũng như xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Quảng Trị xác định nguồn lực địa phương đối với tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng, làm đòn bẩy tài chính trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo tại địa phương, nguồn vốn ủy thác địa phương từ tỉnh đến huyện chuyển qua NHCSXH mỗi năm đều tăng và thực hiện cấp vốn ngay từ đầu năm. Đặc biệt, trong năm 2019, các Sở ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh chú trọng nguồn lực từ khoản thu hồi các dự án ODA, dự án phi Chính phủ, tập trung về một đầu mối là NHCXSH để quản lý cho vay. Đây là cách làm sáng tạo, có hiệu quả nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính trong, ngoài ngân sách tỉnh để tạo nguồn cho vay. 

“Nhiều dự án trước đây cho không, vừa qua là cho vay, nhưng sau khi kết thúc có thực tế Ban quản lý dự án đã về nước không thu lại được vốn hoặc thu không hết. Chính vì vậy việc thu hồi vốn các dự án này vừa giúp tỉnh đánh giá chất lượng dự án, rút kinh nghiệm trong phương thức đầu tư vừa tăng thêm nguồn cho chính địa phương để hỗ trợ người dân khởi tạo sinh kế bền vững”.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Đồng.

Điển hình như Dự án nâng cao thu nhập thuộc Chương trình Hạnh phúc Quảng Trị do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ đã được UBND tỉnh giao cho NHCSXH tỉnh Quảng Trị thu hồi vốn, mở tài khoản quản lý cho vay với số tiền gần 65 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện thu hồi cho vay số tiền gần 7 tỷ đồng.

Định hướng tập trung chuyển vốn ngân sách địa phương ủy thác về một đầu mối là NHCSXH và giải ngân theo các dự án của tỉnh, huyện xây dựng phù hợp với thực tế địa phương đang trở thành động lực, góp phần làm “sâu rễ bền gốc” cho nền kinh tế. Như ở huyện nghèo vùng cao, biên giới theo Nghị quyết 30a/NQ-CP - Si Ma Cai (Lào Cai), Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng riêng một chính sách hỗ trợ người dân Si Ma Cai vay vốn ngân hàng chăn nuôi gia súc tập trung, trong đó tỉnh cấp bù lãi suất cho vay tại NHCSXH.

Đặc biệt, là huyện nghèo, nhưng người đứng đầu Đảng bộ là đồng chí Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai Nguyễn Văn Minh luôn ý thức và trách nhiệm cao với người nghèo, đặc biệt là đồng bào DTTS. Bởi vậy, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cũng thống nhất cao ưu tiên và bố trí chuyển nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để mở rộng cho vay đồng bào DTTS với lũy kế nguồn chuyển qua 5 năm đạt hơn 28 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã góp phần đưa tổng dư nợ của NHCSXH huyện đến hết năm 2019 lên trên 220 tỷ đồng, tăng gần 90 tỷ đồng so với cuối năm 2014.

Đặc biệt, tổng doanh số cho vay lũy kế 5 năm là 320.041 triệu đồng, với 8.373 lượt khách hàng được vay vốn đã góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa phát triển ổn định cho thu nhập cao như chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả ôn đới, trồng cây dược liệu, sản lượng lương thực gia tăng. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm 2.204 hộ nghèo đưa số hộ nghèo đến cuối năm 2018 về 1.661 hộ chiếm 22,96% (tỷ lệ giảm 34,05% so với đầu giai đoạn chuẩn nghèo đa chiều). 5/13 xã của huyện Si Ma Cai đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt Si Ma Cai không còn xã nào thuộc vùng lõi nghèo của tỉnh Lào Cai.

Được sự động viên của cấp ủy Đảng, chính quyền, anh Dương Đức Quân (thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và 12 triệu đồng chương trình tín dụng NS&VSMTNT của NHCSXH,qua đó tạo dựng được trang trại với 100 con lợn, 50 con gà, 200 con vịt và đào ao thả cá, trồng chuối, na..., mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng.

Được sự động viên của cấp ủy Đảng, chính quyền, anh Dương Đức Quân (thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và 12 triệu đồng chương trình tín dụng NS&VSMTNT của NHCSXH,qua đó tạo dựng được trang trại với 100 con lợn, 50 con gà, 200 con vịt và đào ao thả cá, trồng chuối, na..., mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng.

Nhìn rộng ra cả nước, từ sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW đến ngày 31/12/2019 nguồn vốn các địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các  bđối tượng chính sách khác tăng trên 11,6 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 29,4%, tăng gấp gần 3,9 lần so với giai đoạn trước khi có Chỉ thị, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đến 31/12/2019 đạt trên 15,4 nghìn tỷ đồng. Một số tỉnh, thành ban hành chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quốc gia vẫn bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này (TP Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai và Bình Dương...).

Tín dụng chính sách xã hội được cộng hưởng thêm động lực và sức bền từ sự toàn tâm của Chính phủ, sự đồng tâm của các Bộ, ngành. Trong đó phải kể đến việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công hàng năm, trong đó đã quan tâm, bố trí cấp vốn cho NHCSXH để triển khai các chương trình tín dụng. Lần đầu tiên vốn tín dụng chính sách được đưa vào Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước đã tạo sự ổn định, chủ động thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, giúp NHCSXH nâng cao năng lực tài chính, giảm bớt áp lực về nguồn vốn cho vay.

Đồng chí Lê Minh Hoan - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp: "Việc hoàn thiện hệ thống các chính sách tín dụng, nâng cao mức vay không chỉ là tạo điều kiện cho một nhóm đối tượng bà con còn khó khăn để thoát nghèo, vươn lên, mà còn tạo ra “sinh khí” mới, năng lượng mới, niềm tin mới của những người dân, đối tượng yếu thế của xã hội phát triển kinh tế và bước sâu vào chuỗi giá trị gia tăng cao hơn".

Đồng chí Lê Minh Hoan - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp: "Việc hoàn thiện hệ thống các chính sách tín dụng, nâng cao mức vay không chỉ là tạo điều kiện cho một nhóm đối tượng bà con còn khó khăn để thoát nghèo, vươn lên, mà còn tạo ra “sinh khí” mới, năng lượng mới, niềm tin mới của những người dân, đối tượng yếu thế của xã hội phát triển kinh tế và bước sâu vào chuỗi giá trị gia tăng cao hơn".

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tổng số nguồn vốn tăng thêm cho hoạt động tín dụng chính sách đạt 77.000 tỷ đồng; trong đó từ ngân sách Nhà nước đạt trên 10.000 tỷ đồng, đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại quốc doanh của Nhà nước đạt trên 41.000 tỷ đồng và từ các tổ chức, doanh nghiệp khác trong xã hội đạt trên 21.000 tỷ đồng.

“Với một nước còn đang phát triển và ở mức thu nhập trung bình thấp mà những con số nói trên đã thể hiện hết sức cố gắng là chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước mà không phải nước nào trên thế giới cũng thực hiện được, kể cả những nước có trình độ phát triển cũng như có mức thu nhập cao hơn nhiều so với đất nước chúng ta”.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Cũng trong khoảng thời gian này với sự tham mưu của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành và NHCSXH, nhiều chính sách tín dụng xã hội mới đã được Chính phủ ban hành, như: Cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2017 - 2020; cho vay hỗ trợ làm nhà đối với hộ nghèo; cho vay hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; cho vay bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững; cho vay nhà ở xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống các chính sách vừa có tính liên hoàn, vừa có tính kết nối hướng vào từng nhu cầu bức thiết của người nghèo và các đối tượng chính sách, giúp họ rút ngắn chặng đường nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững.

Nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội, như: Điều chỉnh mức vay đối với chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng mức cho vay đối với chương trình tín dụng HSSV và bổ sung đối tượng cho vay là sinh viên trường y đã tốt nghiệp, đang trong thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề...

Kỳ vọng những đột phá mới

Giảm nghèo bền vững vẫn là một thách thức lớn trong bối cảnh hội nhập nhanh và sâu rộng đang làm dãn khoảng cách thu nhập giàu nghèo. Tái nghèo luôn rình rập bởi thiên tai, lũ lụt. Nguồn vốn ngân sách Trung ương dành cho giảm nghèo dù đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực nhưng vẫn hữu hạn so với nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Chính vì vậy, việc triển khai quyết liệt và hiệu quả hơn Chỉ thị số 40-CT-TW trong những năm tới vẫn là điểm tựa quan trọng trong việc triển khai tín dụng chính sách xã hội, để vừa tối đa hóa hiệu quả của từng đồng vốn tín dụng chính sách, vừa khơi gợi tập hợp nguồn lực từ con người đến nguồn vốn không chỉ của địa phương mà của cả cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và mỗi người dân chúng ta trong công cuộc giảm nghèo bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển đất nước. Đồng thời đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội trên con đường phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Người nghèo ở các xã nghèo của tỉnh Ninh Thuận nhận vốn vay ưu đãi thuận lợi ngay tại Điểm giao dịch xã.

Người nghèo ở các xã nghèo của tỉnh Ninh Thuận nhận vốn vay ưu đãi thuận lợi ngay tại Điểm giao dịch xã.

Vấn đề này đã được nhiều địa phương nhận thức và trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW giai đoạn sau với nhiều quyết sách hứa hẹn những đột phá mới trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại địa phương. Đơn cử như Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành và đưa vào Nghị quyết ngân sách tỉnh ủy thác qua NHCSXH bình quân mỗi năm 01 tỷ đồng/xã cho 43 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ 2019 - 2025, với lãi suất ưu đãi để cho vay giúp các hộ có điều kiện phát triển kinh tế. Hay như, từ năm 2020 TP Hồ Chí Minh cũng giao cho quận, huyện có mức thu ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỷ đồng thực hiện ủy thác tối thiểu 3 tỷ đồng/năm; những quận, huyện có mức thu ngân sách Nhà nước từ 1.000 tỷ đồng trở xuống, thực hiện ủy thác tối thiểu 2 tỷ đồng/năm,...

Những động lực mới để Chỉ thị số 40-CT/TW còn nhìn thấy trong việc xây dựng các dự án giải quyết những vấn đề an sinh xã hội tại các địa phương. Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành xem kết quả thực hiện Chỉ thị số 40 là chỉ tiêu đánh giá người đứng đầu, đánh giá hoạt động của các đơn vị hàng năm sẽ đưa tín dụng chính sách trong những năm tới thực sự trở thành một trụ cột thúc đẩy giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập.

Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như người dân kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành cần rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, xác định đúng đối tượng vay vốn, xác định lãi suất cho vay, hạn mức vay phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đồng thời, tiếp tục tập trung nguồn lực nhằm thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội, khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn lực khi thực hiện chương trình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác huy động nguồn vốn của NHCSXH.

Trong 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã có trên 10 triệu lượt hộ được vay vốn từ nguồn vốn chính sách, trong đó có 2 triệu lượt hộ đã thoát nghèo một cách bền vững; gần 3,2 triệu hộ được vay vốn sử dụng nước sạch; 131.000 lượt hộ được vay vốn xây dựng nhà ở; gần 318.000 lượt học sinh, sinh viên vay vốn để tiếp tục học tập; gần 1 triệu lượt người được vay vốn để tạo công ăn việc làm; 21.000 lượt người được vay vốn đi xuất khẩu lao động,...

Tin cùng chuyên mục

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…