Sáng chế máy xay rác thành phân bón ở Đà Lạt

Sau mấy tháng vận hành thử nghiệm, dây chuyền máy xay rác ở khu Chợ rau Trại Mát, Đà Lạt đã sản xuất mỗi ngày bảy, tám tạ phân bón có tác dụng khá tích cực cho cây trồng.

Sau mấy tháng vận hành thử nghiệm, dây chuyền máy xay rác ở khu Chợ rau Trại Mát, Đà Lạt đã sản xuất mỗi ngày bảy, tám tạ phân bón có tác dụng khá tích cực cho cây trồng. Đây là dây chuyền tự sáng chế của ông Nguyễn Hòa, chủ Doanh nghiệp Môi trường xanh Đà Lạt.
Đi qua bốn cỗ máy tự chế, rác đã thành phân bón.
Đi qua bốn cỗ máy tự chế, rác đã thành phân bón.
Tọa lạc ở phía sau cùng của Chợ rau Trại Mát, Đà Lạt, dây chuyền máy xay rác thành phân bón hoạt động trong một nhà xưởng rộng hơn 150 mét vuông, mái lợp tôn, bốn bức tường trống để thông gió. Người Đội trưởng sản xuất của cơ sở giới thiệu các công đoạn của dây chuyền gồm : Rác thải đầu tiên đưa vào máy xay nghiền, sau đó chuyển qua máy ép đến máy đánh và cuối cùng là máy trộn cho ra sản phẩm phân bón thô để che ủ oai mục trên mặt đất 20 ngày rồi đóng vào thành từng bao, xuất bán cho nông dân bón cho cây cà phê…Để chế biến thành từ 700kg đến 800 kg phân thô mỗi ngày, cơ sở phải giải phóng hết trên dưới 20 tấn rau rác tươi thải ra ở Chợ rau Trại Mát. Hiện có tất cả 8 công nhân đang vận hành hàng ngày trên dây chuyền này.
Thành phẩm đã được đóng bao.
Thành phẩm đã được đóng bao.
“Riêng cỗ máy xay nghiền rác trong dây chuyền, tôi tự chế 01 máy đang hoạt động và 01 máy dự phòng. Tất cả nguồn năng lượng vận hành đều dẫn từ nguồn điện 3 pha, rất an toàn và rất dễ thao tác đối với công nhân…”- Ông Nguyễn Hòa, người sáng chế dây chuyền thiết bị này, nói.  Nhưng để lắp đặt thành công dây chuyền chế rác thành phân bón, ông Hòa đã phải mất  liên tục nhiều năm liền để tự tìm tòi nghiên cứu, phác thảo và chọn ra một dây chuyền hoàn chỉnh để lắp đặt. Cỗ máy xay rác sáng chế lần thứ nhất đặt tại Chợ rau Đặng Thái Thân, Đà Lạt sau mấy ngày chạy thử đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết vì rác nghiền nát không đều, các bánh máy quay chưa khớp răng cưa với nhau.
Lại tiếp tục vắt óc suy nghĩ và kết nối mới từng thiết bị tự chế đến tháng 7/2010, một cỗ máy xay rác làm máy chủ để 3 cỗ máy khác ra đời cùng lúc vận hành, đã cho ra những mẻ phân bón đạt yêu cầu đặt ra. Tính ra từ trước, trong và sau khi đi vào sản xuất nhịp nhàng một dây chuyền máy móc tự chế, trong nhà ông Hòa đã trang bị đầy đủ các loại đồ nghề như máy hàn, máy khoan, máy cắt…nguyên liệu sắt thép. Ước đoán ông Hòa đã mua về nhà cả thảy lên đến 5 tấn sắt thép để tạo thành dây chuyền liên kết các cỗ máy. Tổng kinh phí cho nguyên liệu và các thiết bị tự chế cũng đã hơn 300 triệu đồng. 

Cũng theo ông Nguyễn Hòa kể rằng, ông rất thích khám phá, độ chỉnh, thay thế và tự chế tạo các thiết bị máy móc các loại từ khi còn là học sinh phổ thông. Nhưng cuộc đời ông lại đi vào con đường doanh nghiệp nên không có điều kiện đi học nghề cơ khí ngày nào. Năm 2009, được cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng và của thành phố Đà Lạt cho phép thành lập Doanh nghiệp tư nhân Môi trường xanh Đà Lạt, ông Hòa nghĩ đến trước hết là việc xử lý rác thải đổ về hồ Xuân Hương khi mùa mưa đến. Ông đầu tư đến 200 triệu đồng mua một đầu máy xúc rồi tự chế trên đó một chiếc rổ cạp bằng sắt, cạp rác thải từ dưới lòng hồ lên bờ.
Có ngày mưa lớn, chiếc rổ cạp tự chế của ông vớt đến hơn 500 mét khối rác để làm sạch hồ Xuân Hương. Nhưng rác vớt lên bờ lại phải qua một đoạn đường vận chuyển trên xe tải đến mấy cây số để đổ ra bãi rác tập trung của thành phố Đà Lạt. Bởi vậy việc vớt rác ở đây chỉ là giải pháp tạm thời. Giải pháp lâu dài mà ông Hòa hướng đến là phải có hệ thống máy chuyên biệt xử lý rác thải tại chỗ. Ý tưởng tự chế máy chế biến rác thành phân bón của ông Hòa xuất phát từ đây. Và khu vực có nguyên liệu rác để sản xuất phân bón thử nghiệm từ dây chuyền máy móc tự chế của ông Hòa là khu Chợ rau Trại Mát, Đà Lạt- nơi hàng tháng phải chi trả trên 35 triệu đồng cho việc thu gom rác.
Nay thì tất cả khối lượng rác hàng ngày ở chợ này được dây chuyền máy móc của ông Hòa nghiền nát thành phân bón với công suất 20 tấn rác tươi như đã nêu trên, được Uy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và cơ quan bảo vệ môi trường của Pháp chọn làm cơ sở sản xuất phân rác thử nghiệm của Đà Lạt- Lâm Đồng. Được biết, ban đầu, nông dân quanh vùng Trại Mát đã sử dụng phân bón từ rác chế biến của ông Hòa có tác dụng trên cây cà phê xanh tốt và tỉ lệ quả đậu lại trên cành tương đối nhiều.
Chắc chắn trong thời gian tới đây, phân bón rác thải sản xuất từ dây chuyền máy móc tự  sáng chế của ông Nguyễn Hòa sẽ được chính thức công bố chất lượng sản phẩm. “Khi đó tôi tiếp tục đề nghị được thu gom tất cả lượng rác cây, cỏ, rau, củi, lá…vớt lên từ hồ Xuân Hương và thải ra từ những khu chợ lớn, nhỏ trong thành phố Đà Lạt để chế biến thành phân bón bán ra thị trường. Đồng thời tôi bắt tay vào làm thủ tục với Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng để đăng ký bản quyền sáng chế sản phẩm dây chuyền máy chế biến rác thành phân bón này. ”- Ông Nguyễn Hòa nói.
Ông Nguyễn Hòa, người chủ doanh nghiệp điều khiển chiếc xe xúc rác bên hồ Xuân Hương, Đà Lạt
Ông Nguyễn Hòa, người chủ doanh nghiệp điều khiển chiếc xe xúc rác bên hồ Xuân Hương, Đà Lạt
Văn Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.