Sản xuất khẩu trang có dễ 'hái ra tiền'?

Ngành dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế để sản xuất khẩu trang xuất khẩu
Ngành dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế để sản xuất khẩu trang xuất khẩu
(PLVN) - Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp trên toàn thế giới, một số ý kiến cho rằng các doanh nghiệp trong ngành, sản xuất khẩu trang đang là “cỗ máy in tiền”. Công suất sản xuất khẩu trang của Việt Nam là rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu nội địa, đơn hàng thế giới tăng nhanh.

Mặt hàng có tính thời vụ

Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), với năng lực của 50 DN báo cáo với Bộ Công Thương có thể sản xuất 8 triệu chiếc khẩu trang/ngày, tương đương 200 triệu chiếc/tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (Fema) và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) ngày 8/4 đã ra thông cáo chung cho biết sẽ thu giữ toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu là các thiết bị bảo hộ y tế quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở nước này. 

Thông cáo nêu rõ các mặt hàng thuộc diện bị thu giữ gồm mặt nạ chống độc, khẩu trang phẫu thuật và găng tay phẫu thuật. Sau khi thu giữ, Fema sẽ xem xét số hàng nào được giữ lại để sử dụng trong nước và số hàng nào được phép xuất khẩu.

Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, DN phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện một số DN, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa.

Nhiều DN trong nước đã có những động thái kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu khẩu trang trên thị trường. Mới nhất, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm khẩu trang thương hiệu Vinatex.

Ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinatex cho biết, năng lực sản xuất của Vinatex lên tới 100 triệu chiếc khẩu trang/tháng, có khả năng cung ứng các đơn hàng lớn của các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Sản phẩm được bán lẻ tại 3 cửa hàng thuộc Tập đoàn với số lượng 100.000 chiếc/ngày.

Ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục  Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), khi dịch bệnh xảy ra, ngành dệt may đã phải đối mặt với “cú sốc kép” về nguồn cung và cầu. Trước tình hình như vậy, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các DN dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân.  

Về sản xuất khẩu khẩu trang, là một sản phẩm không đòi hỏi đầu tư nhiều, về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân ở các DN dệt may đều có thể làm được. Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của DN Việt là rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì có thể xuất khẩu. Khẩu trang vải là một sản phẩm đơn giản, nhưng từ khi nhu cầu về khẩu trang vải tăng cao, các DN đã đầu tư vào khâu thiết kế, mẫu mã, chất liệu để nâng cấp, cải tiến sản phẩm này.

Theo ông Hải, Việt Nam có đủ năng lực để có thể trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố như: trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến.

Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này. Đồng thời, công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam. 

Ngoài ra, ông Hải cũng cảnh báo, khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu, nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

Ngay khi dịch xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã cử đoàn công tác đi làm việc tại các DN dệt may, nắm tình hình và năng lực sản xuất khẩu trang vải. Bộ đã tổ chức kết nối các DN sản xuất khẩu trang vải với các doanh nghiệp phân phối, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đẩy mạnh tiêu thụ khẩu trang vải ở trong nước.

Hiện nay, trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, Bộ đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đầu mối, DN ở nước ngoài để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải.  

Không “dễ ăn”

Cũng liên quan tới mặt hàng khẩu trang, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ kiêm nhiệm EU cho biết, hiện nay đã có nhiều DN Việt Nam sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế để kinh doanh trong mùa dịch. Do đó, nhiều DN đã liên hệ tìm các đối tác để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU và nhờ hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên EU liên hệ tìm đối tác.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ kiêm nhiệm EU khuyến cáo, các DN cần lưu ý rằng để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhãn CE (thích ứng với các như quy định của EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia.

Do vậy, việc sản xuất đại trà khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế mà không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào thì rất có thể sẽ không xuất khẩu được vào EU và gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở các thị trường khác.

Thực tế này được một DN tại phía Nam xác nhận. DN này sau khi sản xuất khẩu trang, nguồn cung bị “tắc” khi phần lớn chưa đáp ứng bộ tiêu chuẩn khẩu trang như CE (của châu Âu) và FDA (của Mỹ). Hàng không xuất được nên rơi vào cảnh ế ẩm, tồn kho. Nguồn tiêu thụ trong nước cũng dần bão hòa khi nhu cầu giảm xuống dần do người dân ở nhà cách ly xã hội. Một trong các giải pháp là xuất khẩu đi các thị trường dễ tính như châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ… để tránh ế hàng.

Đại diện DN này nhấn mạnh các DN cần quan tâm hơn đến việc đáp ứng chất lượng khẩu trang xuất khẩu, thay vì chỉ quan tâm việc sản xuất với giá rẻ nhất. “Khẩu trang, nếu sản phẩm tốt đến mấy mà không được cấp chứng chỉ cũng không thể xuất”, vị này chia sẻ.

Một lưu ý khác, khẩu trang Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Nước này nắm giữ công nghệ, nguyên liệu, lại có lợi thế giá rẻ… nên dễ dàng cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của Việt Nam.  

Cũng là doanh nghiệp tham gia cuộc đua sản xuất khẩu trang nhưng Công ty TNG với nhà máy ở Thái Nguyên đã có những sản phẩm xuất đi Mỹ và châu Âu. Dự kiến các lô hàng sẽ ngày càng tăng thêm trong thời gian tới.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch TNG, cho biết để có kết quả này, DN này đã đi trước một bước trong việc chuyển đổi dây chuyền sang sản xuất khẩu trang. Trước đây, DN vốn chuyên gia công hàng may mặc cho các đối tác nước ngoài. 

“Quan trọng là chuyển đổi sớm. Khi đó, chúng tôi đã có thời gian xin cấp phép, cấp các giấy chứng nhận, tiêu chuẩn. Giờ thì những vấn đề đó đã và đang hoàn tất, có thể xuất hàng”, ông nói.

Theo vị này, việc chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang có những khó khăn nhất định. TNG được coi là làm từ A đến Z trong mọi công đoạn thay vì chỉ nhận gia công như trước kia. Theo đó, vừa phải nghiên cứu mẫu mã, tìm kiếm công nghệ sản xuất, thị trường, xin cấp phép lưu hành.

Đọc thêm

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.