Rút ngắn thời gian thi hành án: Góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Trong một Chính phủ kiến tạo, thi hành án dân sự đã trở thành một yếu tố quan trọng bảo đảm sự thông thoáng và tin cậy của môi trường đầu tư kinh doanh. Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN xin giới thiệu bài viết của Ths. Nguyễn Xuân Tùng - Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp.

Theo “Doing Business” - Báo cáo đánh giá thường niên của Ngân hàng Thế giới về môi trường đầu tư kinh doanh của 190 nền kinh tế thế giới, một cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng hiệu quả là yếu tố thiết yếu đối với phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững.

Các nền kinh tế có hệ thống tư pháp hiệu lực với các toà án đủ năng lực bảo đảm việc thực thi các nghĩa vụ hợp đồng sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn thị trường tín dụng, bảo vệ các quyền tài sản, thúc đẩy đổi mới và đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, giải quyết tranh chấp hợp đồng (Enforcing contracts) là một tiêu chí quan trọng khi xếp hạng thông thoáng môi trường đầu tư kinh doanh.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, thời gian giải quyết tranh chấp của các tòa án tại Việt Nam năm 2016 là 400 ngày, trong đó thụ lý của tòa án là 50 ngày, xét xử và phán quyết là 200 ngày và thực thi phán quyết của tòa án là 150 ngày.

Thứ hạng thời gian thực thi phán quyết của tòa án tại Việt Nam trong khối các quốc gia ASEAN cũng còn khá khiêm tốn, cụ thể: Singapore: 40 ngày, Brunei: 90 ngày, Thái Lan: 120 ngày, Malaysia: 120 ngày, Lào: 135 ngày, Việt Nam: 150 ngày, Campuchia: 170 ngày, Indonesia: 180 ngày, Myanmar: 180 ngày và Philippines: 204 ngày. Điều đáng chú ý là từ năm 2010 đến nay, thời gian thực thi phán quyết của toà án tại Việt Nam vẫn duy trì ổn định là 150 ngày mà không hề có sự cải thiện đáng kể.

Ths. Nguyễn Xuân Tùng - Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp
 Ths. Nguyễn Xuân Tùng - Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp

Ngày 06/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP với những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh trạnh quốc gia. Để tạo sức bật mới trong cải thiện môi trường kinh doanh, Nghị quyết đặt mục tiêu “rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng từ 400 ngày xuống 300 ngày trong năm 2017 và dưới 200 ngày đến năm 2020”.

Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động xét xử của các toà án nói chung và của hoạt động thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp nói riêng. Vì vậy, các cơ quan thi hành án phải hết sức nỗ lực, cố gắng rút ngắn thời gian thi hành án để góp phần bảo đảm các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4 theo tinh thần Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.

Qua tìm hiểu, việc thu thập số liệu của Ngân hàng Thế giới được thực hiện từ bốn nguồn thông tin cơ bản: Một là, các quy định pháp luật có liên quan điều chỉnh hoạt động được đánh giá; hai là, các thông tin từ các cộng tác viên; ba là, thông tin từ chính phủ của các nền kinh tế; bốn là, thông tin từ các nhân viên của Ngân hàng Thế giới đóng tại khu vực. 

Hàng năm, từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 01 năm sau, Ngân hàng Thế giới tiến hành rà soát và hoàn thiện Bảng hỏi, từ tháng 2 cho đến tháng 8 tập trung thu thập và phân tích số liệu. Trong giai đoạn này, Ngân hàng Thế giới sẽ phân phát Bảng hỏi đồng thời phân tích các quy định pháp luật về hoạt động được đánh giá, đồng thời có thể phỏng vấn, tham vấn các cơ quan chính phủ hoặc các chuyên gia độc lập về vấn đề đánh giá để đối chiếu, làm rõ thông tin. Trong tháng 9, 10, Ngân hàng Thế giới tiến hành công bố Báo cáo. Đặc biệt, trong lĩnh vực thực thi phán quyết của toà án, cùng với phân tích các quy định của pháp luật liên quan, ý kiến của các cộng tác viên tại địa phương về quãng thời gian thực tế thi hành là rất quan trọng. Tại Việt Nam, năm 2016, các cộng tác viên địa phương đến từ nhiều công ty luật như: Baker & Mc Kenzie, YKVN, Honor Partnership Law Company Limited, Biz Consult Law Firm, VietBid Law Firm…

 “Công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối” (Justice delayed is justice denied). Trách nhiệm của thi hành án dân sự Việt Nam trước ngưỡng cửa ASEAN 4 còn rất nặng nề, nhất là thu hẹp khoảng cách về thời gian thi hành bản án. Quan niệm truyền thống khuôn gọn hoạt động thi hành án vào duy nhất yêu cầu “bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật” đã khá chật hẹp bởi trong một Chính phủ kiến tạo, thi hành án dân sự đã trở thành một yếu tố quan trọng bảo đảm sự thông thoáng và tin cậy của môi trường đầu tư kinh doanh.

Ngày 28/02/2017, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 252/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 19-2017. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã tăng cường quán triệt, tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức của đội ngũ công chức thi hành án về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Từ ngày 01/6/2017, việc hỗ trợ trực tuyến thi hành án; việc thực hiện cơ chế một cửa và việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích được thực hiện tại các cơ quan thi hành án trên toàn quốc, qua đó giúp người dân tiếp cận thuận lợi hơn với cơ quan thi hành án.

Nhiều quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm xã hội, quản lý đất đai… được tập trung ban hành để góp phần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong quá trình xác minh, kê biên và cưỡng chế. Từ ngày 01/7/2017, Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực pháp luật sẽ góp phần khai thông những điểm nghẽn trong hoạt động này. Hy vọng những nỗ lực nêu trên sẽ được cộng đồng doanh nghiệp và người dân đánh giá, ghi nhận, thứ hạng của thi hành án dân sự Việt Nam được cải thiện, góp phần đưa đất nước đạt mục tiêu ASEAN 4 theo lộ trình đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Thị Thúy Sen

Vụ trưởng Lê Thị Thúy Sen và “Khéo khôn với tiền…”

(PLVN) - Ngay sau khi ra mắt, "Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen đã trở thành hiện tượng xuất bản trong hệ thống sách kiến thức khoa học của NXB Kim Đồng. Hóa ra những kiến thức khô khan, khó hiểu về tài chính- ngân hàng được tác giả khéo léo hóa giải để trở nên đơn giản, dễ hiểu…

Đọc thêm

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý
(PLVN) - Văn hoá pháp luật là một chủ đề nghiên cứu còn khá mới song lại hết sức cần thiết để tạo dựng niềm tin pháp luật trong quần chúng, là cơ sở thúc đẩy các hành vi hợp pháp, hợp lý. Nhằm làm rõ hơn khái niệm, bản chất, cấu trúc và vai trò xã hội của văn hoá pháp luật, sáng 14/11, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Văn hoá pháp luật”. PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.