Rùng mình trước những đòn thù tàn độc

Harry Sarfo
Harry Sarfo
(PLO) - Nói đến IS, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những đoạn video chặt đầu con tin. Nhưng, đó mới chỉ là phần nổi trong sự dã man ngoài sức tưởng tượng của tổ chức khủng bố này.
 

 

Lời kể của một “ngôi sao chặt đầu” 

Harry Sarfo là một công dân Đức gốc Ghana nhưng đã cùng gia đình chuyển sang Anh sinh sống từ khi còn nhỏ. Năm 20 tuổi, anh ta quyết định chuyển sang đạo Hồi. Năm 2010, Sarfo bị trục xuất về Đức sau khi bị buộc tội cướp có vũ trang tại một siêu thị.

Trong thời gian thụ án ở Đức, Sarfo bị giam chung với một kẻ tuyển dụng người cho al-Qaeda và được tên này truyền dạy cho ý thức của một phần tử thánh chiến. Sau khi được thả ra, Sarfo tham gia một nhóm cực đoan ở Đức, đến tháng 4/2015 thì quyết định tới Syria, chính thức gia nhập hàng ngũ những chiến binh của IS sau khi liên tục bị cảnh sát chống khủng bố khám nhà, bắt giữ và thẩm vấn.

Ngày 20/7/2015, Sarfo bị bắt giữ khi vừa đặt chân tới sân bay Bremen ở Đức. Khi bị thẩm vấn, đối tượng thừa nhận đã tham gia IS nhưng nói rằng anh ta đã quyết định chạy trốn khỏi Syria vì không thể chịu được sự tàn bạo của tổ chức này. 

“Tôi đã chứng kiến những vụ ném đá tới chết, những vụ chặt đầu, nã súng, chặt tay và nhiều vụ việc ghê rợn khác. Tôi cũng từng nhìn thấy những đứa trẻ mới chỉ 13 tuổi nhưng đã trở thành chiến binh của IS, khoác lên mình những khối thuốc nổ và súng trường. Một số cậu bé thậm chí còn lái xe và tham gia vào những vụ chặt đầu các nạn nhân”, Sarfo kể khi đang chuẩn bị hầu tòa vì cáo buộc tham gia hoạt động khủng bố. 

Theo lời người này, vụ việc đáng sợ nhất mà anh ta từng chứng kiến là vụ 6 người đàn ông bị bắn vào đầu bằng súng trường và vụ một người đàn ông bị IS chặt tay rồi bắt ông ta dùng tay còn lại để cầm bàn tay vừa bị chặt. 

“IS không chỉ phi hồi giáo mà chúng còn là một tổ chức phi nhân tính. Trong hàng ngũ của chúng, anh em ruột cũng có thể giết nhau. Ví dụ có lần chúng đã buộc người em trai phải giết anh ruột của mình vì nghi ngờ người anh là gián điệp. Còn chuyện bạn bè giết nhau là việc thường”, Sarfo nói thêm. 

Sarfo kể rằng, 4 tháng mà anh ta sống trong vùng đất của IS là 4 tháng đầy rẫy những sự kiện tàn bạo. “Một  khi đã ở đó, các vị sẽ thấy đã quá muộn để quay trở lại. Những người phụ nữ tìm đến IS nghĩ rằng cuộc sống lãng mạn đang chờ họ, rằng mình sẽ kết hôn và sống hạnh phúc nhưng thực tế không phải vậy. Bạn sẽ chẳng có chút tự do nào vì thường xuyên bị nhốt trong nhà. Còn nếu bạn tìm cách bỏ trốn, số phận của bạn sẽ là bị bắt giam và bị hành hình”, Sarfo nói khi kêu gọi những thanh niên ở châu Âu không mắc lại sai lầm của anh ta. 

Theo lời Sarfo, vì quá ghê tởm cuộc sống mà anh ta cho là địa ngục đó, anh ta đã quyết định bỏ trốn. Sau khi vượt một quãng đường dài đầy nguy hiểm, cuối cùng anh ta đã may mắn bỏ trốn thành công. Sau khi bị bắt ở Đức, người này bị kết án 3 năm tù giam. 

Song, mọi việc không dừng lại ở đó khi truyền thông Mỹ phát hiện Sarfo từng xuất hiện trong một đoạn video tuyên truyền của IS, trong đó cho thấy anh ta cùng một người khác đang bắn những con tin người Syria và kêu gọi những người ủng hộ IS tới vùng đất của tổ chức này hoặc giết chết các mục tiêu ở châu Âu. 

Ngoài ra, Washington Post cũng vạch ra rằng đối tượng này chính là nhân vật xuất hiện trong một đoạn video khác mô tả cảnh bắn chết 6 con tin ở một quảng trường tại Palmyra. Chính vì thế nên vào giữa tháng 7 này, Sarfo đã bị khởi tố thêm về tội giết người sau khi những đoạn video nói trên được xác nhận là thật.

Hàng nghìn người đã thiệt mạng dưới tay IS
Hàng nghìn người đã thiệt mạng dưới tay IS

Những đòn thù dã man của IS 

Tháng 4/2016, Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh công bố báo cáo cho biết, trong vòng 22 tháng kể từ khi IS tuyên bố thiết lập Đế chế Hồi giáo vào tháng 6/2014 đã có 4.144 người bị tổ chức khủng bố này hành hình. 

Theo báo cáo, những hình thức sát hại nạn nhân thường được IS sử dụng nhất là chặt đầu, bắn chết, ném đá và các phương thức giết người khác như đẩy người ra khỏi những tòa nhà cao tầng, phóng hỏa thiêu sống… 

Về phía nạn nhân, thống kê cho thấy, khoảng 2.230 người trong số đó là những dân thường vô tội, bao gồm các nạn nhân của 3 vụ thảm sát người Sunni và người Kurd quy mô lớn do IS gây ra. Nhóm nạn nhân lớn thứ 2 là những binh lính của chính phủ Syria và những thành viên của các nhóm ủng hộ chế độ của Tổng thống Assad, với khoảng 1.100 người. 

Điều đáng chú ý là, trong số những nạn nhân đã bị IS sát hại có đến hơn 400 người là thành viên của chính tổ chức này hay những tín đồ của chúng. Theo SOHR, nhiều người trong số này là những chiến binh người nước ngoài bị IS sát hại sau khi chúng bắt được họ đang tìm cách đào tẩu để trở về nước. 

Với những thành viên IS, những tội danh có thể khiến chúng mất mạng bao gồm bắt tay với kẻ thù. Còn việc những bé gái thường xuyên bị nhốt vào những chiếc cũi chứa đầy xương người chỉ vì vi phạm quy định về cách ăn mặc là những việc diễn ra thường xuyên.

Tháng 7/2015, dư luận tiếp tục bàng hoàng trước việc 2 đứa trẻ là nam giới bị đóng đinh treo thi thể lên sau khi bị IS sát hại vì “tội”… không ăn chay theo đúng những quy định. Báo cáo của Ủy ban về quyền trẻ em của LHQ được công bố vào tháng 2 cùng năm cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em bị IS tra tấn, bị đóng đinh, bị chôn sống, bị ép đánh bom liều chết hay bị bán làm nô lệ tình dục.

Cuối tháng 6/2015, IS cũng đã cho đăng tải đoạn video cho thấy chúng hành hình 15 người đàn ông bằng cách nhốt vào lồng rồi ném xuống nước, nhốt vào xe hơi rồi cho xe đâm vào bệ phóng tên lửa để chiếc xe bốc cháy, khiến các nạn nhân thiệt mạng. 

“IS hành hình các nạn nhân để đe dọa người dân địa phương và thế giới, sử dụng những đoạn video đó vào mục đích tuyển dụng và cũng là để cho thế giới bên ngoài thấy chúng hoàn toàn kiểm soát những vùng đất bị chúng chiếm đóng”, ông Veryan Khan thuộc tổ chức nghiên cứu và phân tích khủng bố ở Florida, Mỹ nhận định.

Đều là tội ác chiến tranh

Báo cáo dài 29 trang của Văn phòng nhân quyền LHQ và Phái đoàn hỗ trợ Iraq của LHQ cáo buộc IS vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hành vi bạo lực giáo phái khi nhằm các nhóm người theo đạo Thiên chúa, người Yazidis, người Hồi giáo dòng Shiite. 

“Những tội ác của IS bao gồm tấn công nhằm trực tiếp vào dân thường và các cơ sở hạ tầng dân sinh; hành quyết và sát hại dân thường; bắt cóc, hãm hiếp và có các hành vi tấn công tình dục và thể chất khác nhằm vào phụ nữ và trẻ em để ép họ làm nô lệ tình dục, sử dụng trẻ em làm binh lính; tiêu hủy hoặc mạo phạm ở những nơi tôn nghiêm hay có ý nghĩa văn hóa quan trọng; phá hủy bừa bãi và cướp bóc tài sản; phủ nhận các quyền tự do cơ bản của người dân”, báo cáo viết và cho rằng tất cả đều là những hành vi có thể cấu thành tội ác chiến tranh, cần phải bị truy tố. 

Báo cáo của LHQ cũng liệt kê việc IS trong tháng 8/2014 đã bắt khoảng 500 phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực Nineveh, thuộc Iraq để đưa tới tới Syria hoặc “thưởng” cho các chiến binh của chúng hoặc bán các nạn nhân làm nô lệ tình dục ở những vùng đất mà chúng chiếm đóng. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.