Mosul - 'Mảng tối' sau chiến thắng

Mosul được giải phóng song đặt ra rất nhiều vấn đề
Mosul được giải phóng song đặt ra rất nhiều vấn đề
(PLO) - Việc giải phóng Mosul đã mang lại một luồng sinh khí mới cho những người dân Iraq thuộc mọi sắc tộc và giáo phái. Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là một tổ chức cực kì độc ác, vì vậy, ngay khi quân đội Iraq cùng lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ, cảnh sát liên bang và liên minh đa phương do Mỹ lãnh đạo siết chặt các tay súng IS tại một khu vực nhỏ trong thành cổ Mosul dọc bờ sông Tigris sau 9 tháng giao tranh khốc liệt, rất nhiều người Iraq đã vui sướng ăn mừng. Tuy nhiên…

Sự hòa giải, tái hòa nhập và tái thiết lập là rất quan trọng để xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Mosul, giúp Iraq nhận thức rõ hơn về sự liên kết giữa các cộng đồng thay vì thực hiện các hành động trả thù hay chém giết - những điều kiện từng giúp cho sự thành công của IS tại Iraq. 

Vi phạm nhân quyền

Những thông tin về việc lực lượng an ninh Iraq hay các lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ vi phạm nhân quyền, hay các vụ giam giữ người dân Mosul bất hợp pháp, cũng như các vụ tử hình mà không qua xét xử những tay súng IS đang bị giam giữ hoặc những người ủng hộ IS, đã trở thành một điều không mấy ngạc nhiên trong và sau chiến dịch Mosul.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) đã ghi nhận rất nhiều trường hợp các lực lượng an ninh Iraq lựa chọn ngẫu nhiên một số người từ những đám đông tại các trạm kiểm soát, đánh đập tàn bạo và đưa họ tới các căn cứ tạm thời. Nhiều nhân chứng đã nói với HRW rằng một vài người đã bị giết tại các căn cứ đó, và chắc hẳn còn rất nhiều người nữa đã bị tra tấn trong quá trình thẩm vấn. 

Gia đình của các tay súng thành viên IS bị dồn ép rồi đưa đến các trung tâm cải tạo để thẩm tra, xác định xem họ có ủng hộ hệ tư tưởng của IS hay không. Các gia đình mà HRW phỏng vấn đều nói rằng họ không bị cáo buộc bất kỳ tội danh nào nhưng vẫn bị bắt giam bởi các lực lượng an ninh - lực lượng đáng lẽ ra nên bảo vệ họ. Gần đây, một đoạn video đã được công bố đã cho thấy 2 tù nhân IS bị những người đàn ông mặc quân phục ném ra khỏi vách đá, bị hành quyết. 

Việc ngăn chặn - hoặc ít nhất là giảm thiểu - các hành vi ngược đãi do lực lượng an ninh Iraq gây ra sẽ không chỉ là cách đơn giản để thể hiện sự tôn trọng nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế, mà còn là sự cần thiết chiến lược nếu Iraq muốn triệt tiêu chủ nghĩa bè phái - điều đã khiến người dân Iraq phải hứng chịu nạn bạo lực khủng khiếp - cũng như chấm dứt sự cai trị kém cỏi của nhiều chính phủ liên minh.

Chính các hành động ngược đãi này - thường được các lực lượng của chính phủ thực hiện và được các quan chức cũng như tướng lĩnh quân đội Iraq ở Baghdad chấp nhận hoặc phớt lờ - đã giúp cho các nhóm thánh chiến Hồi giáo tràn vào phía Bắc và Tây Iraq, rồi sau đó đánh bại quân đội Iraq vốn được trang bị tốt hơn. 

Nhiều việc phải làm

Chỉ cách đây 3 năm, những người Hồi giáo dòng Sunni cư ngụ tại Mosul đã vỗ tay hoan hỉ trên đường phố khi đoàn xe của IS đi qua. Người dân Mosul đã rất vui mừng, không phải vì họ ủng hộ việc xây dựng vương quốc Hồi giáo của IS hay tư tưởng nhân sinh quan của chúng, mà bởi vì các binh lính mà họ coi là không công bằng, tham nhũng và độc đoán đã bị “tống cổ” khỏi khu vực. Trong những ngày đầu tiên đó, các công dân của Mosul, Tikrit, Ramadi và Fallujah chào đón những tay súng IS như những người giải phóng họ khỏi sự cai trị của một chính phủ theo dòng Shi’ite thờ ơ mà họ coi là các tội phạm, kẻ cướp và kẻ giết người. 

Nếu Chính phủ Iraq không muốn xem lại một “bộ phim” tương tự như vậy trong tương lai không xa thì cần phải sớm xóa bỏ những vấn đề này. Thủ tướng Abadi cần phải đưa ra một loạt cải cách chính trị và thể chế nhằm ngăn chặn các lực lượng an ninh Iraq thực hiện những hành vi tàn bạo mà một phần nhỏ trong số họ đang thể hiện tại thời điểm này. Việc cải tổ bộ máy an ninh, buộc tội và truy tố những quân lính vi phạm tội ác chiến tranh, sa thải các chỉ huy và các tướng lĩnh khuyến khích những ai thực hiện hành vi lạm dụng hoặc không điều tra họ, và buộc tội các bộ trưởng hoặc nhân viên vi phạm luật pháp hay phục vụ cho lợi ích bản thân hơn là cho người dân Iraq, sẽ không phải là một hướng đi êm ả cho một vị thủ tướng vốn phụ thuộc vào các đảng phái vì tương lai chính trị của mình. 

Trên tờ New Yorker, phóng viên kỳ cựu Robert Wright đã đặt ra một câu hỏi rằng: “Liệu Mosul có thể được hợp nhất sau khi IS bị đuổi ra khỏi đây?”. Câu trả lời đơn giản ở giai đoạn này là: Chưa thể biết được. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng nếu Mosul và Iraq chuẩn bị khôi phục sau khi IS bị tiêu diệt và bắt đầu công cuộc tái thiết về vật chất, xã hội và chính trị đầy khó khăn và mất nhiều thời gian thì các chính trị gia Iraq mới chính là những người cần bắt đầu quá trình hồi phục này. Không ai khác - chẳng hạn như Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên đoàn Arập, hay Liên Hợp quốc - có khả năng làm điều này cho họ…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.