'Con đường' vũ khí đến tay IS

Một số vũ khí, đạn dược vận chuyển cho IS bị phát hiện, bắt giữ.
Một số vũ khí, đạn dược vận chuyển cho IS bị phát hiện, bắt giữ.
(PLO) - Trong 7 năm qua, hàng tỷ USD vũ khí đã được tuồn một cách bất hợp pháp vào Syria. Rất nhiều tài liệu chứng minh rằng các hoạt động buôn bán vũ khí này do Tướng David Petraeus đứng ra tổ chức, ban đầu với tư cách Giám đốc CIA, sau đó với tư cách thành viên Công ty tài chính Mỹ KKR, với sự giúp sức của các quan chức cấp cao Mỹ và quốc tế... 

Lúc đầu, cuộc xung đột Syria là một chiến dịch tác chiến của Mỹ và Anh, sau đó là sự can dự của phương Tây. 

Bàn tay thao túng

Theo nhà báo Bulgaria Dilyana Gaytandzhieva, sau khi Aleppo được giải phóng, người ta đã phát hiện vũ khí của Bulgaria trong 9 kho khí tài mà Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bỏ lại. Gaytandzhieva đã điều tra và phát hiện ra rằng từ năm 2009, nhất là giai đoạn tháng 3/2013 đến tháng 11/2014, Bulgaria nằm dưới sự lãnh đạo của Boïko Borissov, một nhân vật có dính dáng đến một trong những tổ chức tội phạm lớn nhất châu Âu, đó là SIC.

Cả Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà Bulgaria là thành viên, đều ít nhiều đưa ra những chỉ trích nhằm vào Borissov khi ông này lên nắm quyền vì ông này từ lâu đã bị cơ quan cảnh sát quốc tế nhận dạng có dính líu đến mafia. Trong một bài báo trên tờ nhật báo Trud (Bulgaria), Gaytandzhieva cho biết Bulgaria trở thành một trong những nhà xuất khẩu vũ khí chủ chốt sang Syria. 

Kể từ khi bắt đầu nổ ra “Mùa xuân Arập”, việc buôn bán vũ khí với số lượng cực lớn - do chính CIA và Lầu Năm Góc tổ chức - đã vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Đối với việc buôn bán vũ khí, ngay cả các cá nhân và các công ty tư nhân núp dưới vỏ bọc bình phong cũng không thể xuất khẩu “thiết bị nhạy cảm” này nếu như không có “bật đèn xanh” của các chính phủ liên quan. Người ta phát hiện ra rằng CIA đã kêu gọi SIC và Boïko Borissov sản xuất khẩn cấp “ma dược” Captagon để cung cấp cho các phần tử IS tại Lybia và sau đó là Syria. 

Balkan Investigative Reporting Network (BIRN), CIA và SOOM (Bộ Tư lệnh Mỹ đặc trách các chiến dịch đặc biệt) đã mua vũ khí của Bulgaria từ năm 2011 đến năm 2014 trị giá 500 triệu USD để cung cấp cho IS. Sau đó, các loại vũ khí khác là do Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất chi trả. Theo nhật báo Croatia Jutarnji list, cuối năm 2012, Croatia đã cung cấp 230 tấn vũ khí trị giá 6,5 triệu USD, sau đó số vũ khí này được vận chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ và được 3 máy bay vận tải Qatar vận chuyển. Theo tờ New York Times, toàn bộ quá trình sắp đặt này đều có “bàn tay” của Tướng David Petraeus. 

Nhắm mắt làm ngơ

Theo nhà báo Andrey Fomin của Tạp chí Oriental Review, thông qua công ty của Cyprus Blessway Ltd, Qatar đã mua một phiên bản mới nhất của tổ hợp tên lửa phòng không Pechora-2D của tập đoàn nhà nước Ukraine UkrOboronProm cho IS. Tạp chí chuyên ngành vũ khí Jane’s cho biết Lầu Năm Góc đã đưa ra 2 gói thầu về việc vận chuyển vũ khí từ cảng Constanta của Rumania sang cảng Aqaba của Jordan. Hợp đồng này do Công ty Transatlantic Lines trúng thầu và công ty này đã tiến hành hợp đồng ngay sau khi Washington ký kết thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 12/2/2016. 

Trong khi đó, nhà báo Pierre Balanian của tờ Asia News cho rằng việc buôn bán vũ khí tiếp tục được diễn ra vào tháng 3/2017 cùng với việc mở hẳn một tuyến đường hàng hải thường xuyên cho Công ty Liberty Global Logistics (Mỹ) để kết nối giữa các cảng Livourne (Italy) / Aqaba (Jordan) / Djeddah (Saudi Arabia). Điểm đến của các chuyến hàng chuyên chở xe tăng, xe bọc thép này chủ yếu là Syria và Yemen. Tổng cộng của các phi vụ buôn bán này lên đến hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược, thậm chí có thể lên đến hàng nghìn tấn và về nguyên tắc đều do các nước vùng Vịnh chi trả, với cái cớ là ủng hộ một “cuộc cách mạng dân chủ”. 

Trên thực tế, tất cả các phi vụ buôn bán này đều do Tướng David Petraeus kiểm soát, ban đầu với tư cách Giám đốc CIA, sau đó là Công ty tài chính KKR mà ông ta làm việc. Tướng David Petraeus đã lợi dụng vào sự giúp đỡ của các quan chức cao cấp dưới thời Barack Obama và sau đó dưới thời Donald Trump. 

Theo nhà báo Dilyana Gaytandzhieva, trong các vụ buôn bán vũ khí trên có vai trò bí mật của Azerbaijan. Bộ trưởng Vận tải Ziya Mammadov, vào năm 2015, đã để cho Hãng hàng không Silk Way Airlines của nước này trở thành một “công cụ” của CIA với chi phí do phía Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc A rập Thống nhất chi trả. Ngoại trưởng nước này Elmar Mammadyarov, vốn là người rất ít thận trọng, đã nhiều lần gửi sang nhiều sứ quán nước này những “chuyến hàng” được đóng mác “chuyến bay ngoại giao”. Và ít nhất trong vòng 3 năm có 350 chuyến bay loại này được hưởng quyền ưu tiên đặc biệt, chuyên chở vũ khí, khí tài, mặc dù điều này vi phạm công ước quốc tế.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, ít nhất Afghanistan, Đức, Saudi Arabia, Bulgaria, Congo, Các tiểu Vương quốc A rập Thống nhất, Hungaria, Israel, Pakistan, Ba Lan, Rumania, Serbia, CH Séc, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh đã “nhắm mắt làm ngơ” trước việc vi phạm luật pháp quốc tế khi cố tình bỏ qua các chuyến bay của CIA đến những nơi bí mật. Trong vòng 3 năm, Silk Way Airlines đã vận chuyển lượng vũ khí trị giá ít nhất một tỷ USD . 

Nhà báo Dilyana Gaytandzhieva cũng đã “đưa ra ánh sáng” một hệ thống rất lớn chuyên cung cấp cho IS không chỉ tại Iraq và Syria mà cả Afghanistan, Pakistan và Congo, với tất cả chi phí do Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc A rập Thống nhất chi trả. Các loại vũ khí được vận chuyển đến Afghanistan đều đến tay Taliban, đến Pakistan để nhằm tiến hành các cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo tại Ấn Độ.

Thậm chí một số điểm đến cuối cùng của vũ khí này là Lực lượng vệ binh cộng hòa của Tổng thống Sassou N’Guesso tại Congo và các lực lượng của Tổng thống Jacob Zuma ở Nam Phi. Ngoài các loại vũ khí do Bulgaria sản xuất, Azerbaidjan cũng mua vũ khí của Serbia, CH Séc… 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.