Rủi ro tiềm ẩn từ các dự án chuyển nước sông Mê Kông

Lưu lượng nước sông Mê Kông ngày càng cạn dần do thượng nguồn khai thác quá mức, ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả (Ảnh: Nỗi thẫn thờ mất mùa/ Tuổi trẻ)
Lưu lượng nước sông Mê Kông ngày càng cạn dần do thượng nguồn khai thác quá mức, ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả (Ảnh: Nỗi thẫn thờ mất mùa/ Tuổi trẻ)
(PLO) - Bên cạnh hệ thống thủy điện công suất lớn của Trung Quốc ở vùng thượng nguồn, thêm tình trạng hạn hán khốc liệt khi nước mặn xâm nhập sâu vào trong đất tại lưu vực sông Mê Kông đã khiến Việt Nam chịu áp lực rất lớn và nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ vừa qua. 

Giải quyết tình trạng chuyển nước và thủy điện của các nước thượng nguồn, trung nguồn dòng sông Mê Kông trong bối cảnh hiện nay và tương lai ra sao? Các vấn đề trên đã được đưa ra bàn thảo tại Hội thảo “Rủi ro tiềm ẩn từ các dự án chuyển nước sông Mê Kông tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức hôm qua (20/7) tại Hà Nội.

Thượng lưu khai thác, nước ngày càng cạn

Lưu vực sông Mê Kông có diện tích khoảng 795.000km² với tổng dung lượng nước hàng năm là 475 tỷm³. Tuy nhiên, lượng nước phân bố không đều theo không gian và thời gian. Theo khảo sát, trong số tổng lượng nước hàng năm nói trên, Trung Quốc chiếm 16%, Myanma 2%, Lào 35%, Thái Lan 18% và Việt Nam dù hạ nguồn sông nhưng chỉ chiếm 11%.  Hiện lượng nước sông Mê Kông lấy để dùng cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại sử dụng có tiêu hao khác ở lưu vực vào khoảng 60 tỷ m³.

Ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia quản lý lưu vực sông cho biết, theo các kế hoạch phát triển kinh tế Thái Lan lần thứ X (2005-2010) và XI (2011-2016), tầm nhìn đến năm 2027 thì vùng Đông Bắc Thái sẽ được định hướng trở thành trung tâm sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm và nhiên liệu sinh học của Thái Lan. 

Vì thế, việc xây dựng mới và cải tạo hệ thống tưới tiêu, dẫn nước, chuyển nước từ dòng Mê Kông là điều sớm muộn. Cùng với đó, Thái Lan là nước hiện có nhiều công trình tưới (6.338 công trình) với diện tích tưới lớn thứ 2 chỉ sau Việt Nam. Hiện Thái Lan dự định có thêm 990 dự án nữa chủ yếu là chuyển và bơm nước từ sông Mê Kông.

Tuy diện tích không lớn nhưng hai nước Campuchia và Lào đang trong giai đoạn mở rộng canh tác, thâm canh để sản xuất gạo và cây công nghiệp. Theo dự kiến sắp tới, Campuchia sẽ xây mới cho 6.000ha cộng thêm 504.245ha hiện tại cho diện tích tưới, còn Lào sẽ mở rộng 238.617ha cùng 166.476ha hiện tại. Chính vì thế, ĐBSCL của Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn khi lưu lượng nước ngày càng cạn dần.

Hậu quả khó lường

Qua chuyến đi thực tế tại Thái Lan do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức, ông Quảng cho biết, hiện tại, người Thái đang xây dựng dự án chuyển nước tuyến Mê Kông – Nong Han - Lam Pao, dự kiến xây 30 hồ chứa, trữ nước sông Mê Kông chuyển vào để tưới cho các vùng quanh hồ. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và hiện đang chuyển bị đào sâu, mở rộng lòng hồ với diện tích 28,124 triệu Rai (45km2). Khi hồ được tôn cao bằng hệ thống đê bao quanh thì dung tích chứa lên tới 102 triệu m3, lượng nước hàng năm ra vào là 2,8 tỷ m3. 

Trong khi đó, Campuchia cũng không “kém cạnh”. Theo ông Quảng, nước này đang  xây dự án tưới Vaico với tổng chi phí khoảng 200 triệu USD, hạng mục chính là kênh dẫn nước từ dập vào hồ Krapik, dung tích khoảng 100 triệu m3.

Theo nhận xét của  ông Nguyễn Hồng Toàn (chuyên gia Ủy ban sông Mekong Việt Nam), việc chuyển nước sông Mê Kông không phải là mới, các nước đã triển khai từ năm 1960, tuy nhiên đến năm 2014 thì người Thái và người Campuchia cho tổ chức xây dựng quy mô hơn. “Việc xây dựng thủy điện tại thượng nguồn của các nước đã gây không ít khó khăn cho ĐBSCL rồi. Nhưng thủy điện kết hợp cùng chuyển nước sẽ rất nguy hiểm cho nước ta, trong khi chúng ta đang ở vị thế hết sức bất lợi”, ông Toàn nói.

Cho rằng xung đột quyền lợi của các nước khi sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Kông là khó tránh khỏi, trong khi việc chuyển nước và thủy điện sẽ làm ảnh hưởng đến vùng hạ lưu, bà Đặng Thị Hà Giang (chuyên gia Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường) phát biểu: “Việc khai thác và sử dụng nước trên dòng sông Mê Kông nếu không tính toán kỹ sẽ dẫn đến hậu quả khó lường cho vùng hạ lưu. Kinh nghiệm rút ra từ các kết quả nghiên cứu tài nguyên nước trên sông Hồng, sông Mã, sông Cả,… cho thấy dòng sông chảy về mùa kiệt là nguyên nhân gây tác động đến hạn hán, xâm nhập mặn ở hạ du và gây rủi ro tiềm ẩn thiệt hại môi trường. Lợi ích thu được ở thượng lưu, hạ lưu phải chi trả”. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.