Rùa tai đỏ đe dọa cụ Rùa Hồ Gươm

Ngoài những mối đe dọa trực tiếp từ con người như vụ dính lưỡi câu chùm gây xôn xao dư luận gần đây, cụ Rùa Hồ Gươm còn đang bị đe dọa bởi rùa tai đỏ, loài vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

Ngoài những mối đe dọa trực tiếp từ con người như vụ dính lưỡi câu chùm gây xôn xao dư luận gần đây, cụ Rùa Hồ Gươm còn đang bị đe dọa bởi rùa tai đỏ, loài vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

Dù kích thước của rùa tai đỏ nhỏ hơn nhiều so với kích thước của cụ Rùa Hồ Gươm, tuy nhiên loài động vật xâm hại nguy hiểm này lại đang thực sự trở thành mối nguy cơ đáng báo động đối với cụ Rùa.

Rùa tai đỏ tranh ăn với cụ Rùa

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS sinh học Hà Đình Đức khẳng định: “Rùa tai đỏ chính là mối nguy cơ lớn đối với môi trường sinh thái của Hồ Gươm nói chung và nguồn thức ăn của cụ Rùa nói riêng”.

Rùa tai đỏ có phổ thức ăn rất rộng. Chúng có thể ăn bất kể thứ gì có ở nơi chúng sinh sống, từ các loài thực vật như: tảo, bèo tấm… cho đến động vật như: nòng nọc, cá nhỏ, côn trùng, giáp xác hai chân, và các loại thân mềm…

Do đó, ông Đức cảnh báo, chỉ dăm bảy chục năm nữa, loài rùa này có thể ăn hết tảo và làm mất màu xanh của Hồ Gươm, cũng như cạnh tranh khốc liệt thức ăn với cụ Rùa trong bối cảnh mực nước hồ tiếp tục cạn và nguồn thức ăn của các loài động vật sinh sống tại đây bị thu hẹp.
Mô tả ảnh.
Rùa tai đỏ tại Hồ Gươm
Theo thống kê của “nhà rùa học”, trong số các loài rùa có mặt tại Hồ Gươm hiện nay như ba ba, rùa cổ sọc, rùa ba gờ, rùa sa nhân, rùa vàng, rùa núi viền, rùa đất Tam Đảo… đông đảo nhất vẫn là loài rùa tai đỏ.
Phân tích về mức độ nguy hiểm của loài rùa này, PGS.TS Hà Đình Đức cho biết, rùa tai đỏ có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới của Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và nguồn tài nguyên Thiên nhiên (IUCN). Theo đó, "rùa tai đỏ là một loài vật nuôi thông dụng rất phổ biến ở nhiều vùng trên thế giới và đã trở thành đối thủ cạnh tranh với các loài rùa bản địa".
Ông Đức lấy ví dụ, từ thập niên 70 của thế kỷ trước, rùa tai đỏ đã được nhập vào châu Âu. Hơn ba triệu con đã được bán tại Pháp với giá 5 đôla/con. Tuy nhiên, nhiều người về sau không thích nuôi đã thả chúng ra các sông hồ, cống rãnh.
Rùa tai đỏ nhanh chóng sinh sôi nay nở và cạnh tranh quyết liệt với loài rùa đầm bản địa và gây tổn hại đến hệ sinh vật thuỷ sinh trong vùng. Đến mức tháng 2-1990, châu Âu đã phải ra lệnh cấm nhập loài rùa này.


Trong khi đó tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của loài rùa tai đỏ vẫn chưa được đánh giá đúng mức.

Rùa "độc" tiếp tục xâm lấn Hồ Gươm

Mặc dù có nguồn gốc từ Bắc Mỹ nhưng lần đầu tiên, loài rùa lạ này được phát hiện ở Hồ Gươm vào năm 1997. Theo nhận định ban đầu, rùa tai đỏ đã được người dân nhập về Việt Nam để nuôi làm cảnh, và khi không nuôi nữa thì họ thả xuống Hồ Gươm. Từ đó đến nay, tại Hồ Gươm vẫn tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều rùa tai đỏ, do người dân thả phóng sinh.
Có thể dễ dàng tìm thấy rùa tai đỏ được bán tràn lan tại các cửa hàng cá cảnh. Không chỉ mua về để nuôi, rùa tai đỏ với màu sắc đẹp, kích cỡ nhỏ gọn, còn thường được người dân thả xuống Hồ Gươm cầu may vào các dịp lễ rằm, Tết mà không biết rằng hành động đó đã vô tình gieo mầm nguy hại cho cụ Rùa Hồ Gươm cũng như hệ sinh thái của hồ.
Mặc dù không xác định được chính xác số lượng rùa tai đỏ hiện đang xâm lấn Hồ Gươm, tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Đình Đức, do loài rùa này ăn khỏe, sinh sôi nhanh bên cạnh đó là việc người dân vẫn không ngừng thả rùa tai đỏ xuống hồ, nên hiện số lượng rùa tai đỏ tại Hồ Gươm đã tăng lên rất nhiều.
Nhận thức được mối nguy hại của loài rùa tai đỏ, từ năm 2004, PGS.TS Hà Đình Đức đã có đề xuất về việc phải diệt loài xâm hại nguy hiểm này trước khi chúng gây ra những tác hại lâu dài. Tuy nhiên có vẻ như những cảnh báo của ông vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, khi mà thực tế là rùa tai đỏ vẫn cứ được nhập về Việt Nam cũng như được bày bán tràn lan trên thị trường trong suốt nhiều năm qua.
Và những mối nguy hại đối với cụ Rùa vẫn cứ tăng thêm mỗi ngày, tỉ lệ thuận với sự gia tăng không - ai - ngăn - cản của loài rùa tai đỏ đang nhởn nhơ xâm lấn Hồ Gươm.
Theo NTNN

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.