Rơi nước mắt vì cá bè chết hàng loạt

(ĐNĐT) - Nhiều hộ nuôi cá bè tại vịnh Mân Quang, quận Sơn Trà mấy ngày qua rơi nước mắt vì nguy cơ mất trắng khi cá nuôi bỗng dưng chết hàng loạt

(ĐNĐT) - Nhiều hộ nuôi cá bè tại vịnh Mân Quang, quận Sơn Trà mấy ngày qua rơi nước mắt vì nguy cơ mất trắng khi cá nuôi bỗng dưng chết hàng loạt

Liên tiếp trong mấy ngày gần đây, cá nuôi tại các lồng bè ở vịnh Mân Quang thuộc địa bàn phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng bỗng dưng chết hàng loạt. Những con cá mú, cá hồng, cá bớp gần kỳ thu hoạch nổi trắng lồng nuôi.
 
Các chủ bè phải khốn khổ vớt đưa vào bờ đào hố chôn để khỏi ô nhiễm môi trường. Theo các chủ bè, trong 3 - 4 ngày qua, ít nhất trên 1 vạn con tại 12 bè đã chết, thất thu ước hơn 1 tỷ đồng.

Cá chết hàng loạt khiến các chủ bè khốn đốn
Cá chết hàng loạt khiến các chủ bè khốn đốn

Sáng 16-7, chứng kiến cảnh nhiều người vớt cá chết đưa lên bờ chôn, chúng tôi mới thấu hết nỗi cơ cực của các chủ bè khi tại họa ập xuống. Ông Trần văn Nữa, tổ 15 phường Mân Thái (quận Sơn Trà), gần 70 tuổi, cùng vợ khoác áo mưa vớt những con cá đã chết vào rổ. Gặp chúng tôi, ông ngậm ngùi nói: "Thế là mất trắng hơn trăm triệu bạc rồi các chú ơi. Mấy hôm nay, nhìn cá chết mà lòng đau như xát muối, chẳng thiết gì ăn uống. Nợ ngân hàng 50 triệu, tính đợt này thu hoạch sẽ trả, ai ngờ cá gần đến ngày xuất bán chết hết".

Người vợ của ông thì nói trong nước mắt: "Họ rải thuốc gì mà ác vậy. Tất cả vốn liếng dồn hết vào bè cá, nay biết lấy gì sinh sống và trả nợ đây". Chỉ vào rổ cá với những con cỡ gần 1 kg, ông Nữa khẳng định: đợt này họ rải thuốc gì độc lắm cá hồng mới bị chết nhiều như vậy. Mấy lần trước cũng dùng thuốc để xử lý mùi hôi ở Âu thuyền Thọ Quang, cá cũng có chết nhưng ít hơn, riêng cá hồng không chết một con. Còn đợt này, loại thuốc gì làm nước đục, màu hơi đỏ có váng.

Cách bè ông Nữa chừng dăm chục mét là bè của ông Nguyễn Văn Hồ ở tổ 19 phường Mân Thái, diện tích hơn 80m2, vốn đầu tư khoảng 80 triệu đồng. Đợt này ông Hồ nuôi 2.000 con toàn loại giá trị cao thường bán từ 140-160 nghìn đồng/kg. Do ô nhiễm nguồn nước, hơn 1.000 con đã chết. Theo ông, cá không chết cùng lúc mà chốc chốc một vài con bơi lừ đừ,rồi bật ngửa ra chết. Tuổi cao, lo chống chọi với họa cá chết, lão ngư ngoài 70 tuổi này mặt mày phờ phạc.

Ông tâm sự: sau giải tỏa đất vườn đất ruộng không còn, khi làm nhà xong dành lại ít vốn đầu tư vào bè nuôi cá kiếm kế sinh nhai. Để có tiền mua con giống phải vay mượn khắp nơi. Con giống có loại phải vào Nha Trang mua về, có loại mua ở Thừa Thiên - Huế. Nuôi cá lồng bè là hoạt động thu nhập khá cao. Đợt này, cá phát triển tốt, cứ ngỡ sẽ trúng to, ai ngờ họa giáng xuống, mất trắng cả trăm triệu. Số còn lại không biết thế nào, nếu chết hết có khi bỏ luôn bè.

Người nuôi đội mưa vớt cá chết trong bè đem lên bờ chôn
Người nuôi đội mưa vớt cá chết trong bè đem lên bờ chôn

Cùng nỗi niềm với hai lão ngư cao tuổi nói trên, các chủ bè lân cận gồm các ông Lê Đức Bui, Phan Minh ở phường Nại Hiên Đông, ông Nguyễn Văn Tư ở tổ 36 Thọ Quang đều thất thần khi tài sản khá lớn bỗng chốc trắng tay. Ông Tư không giấu nổi bức xúc: "Từ lâu, bà con nghèo chúng tôi, người nuôi ngêu, người nuôi cá kiếm sống. Trước đây chẳng hề gì. Mấy năm gần đây, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cá chết, ngêu chết. Chúng tôi già cả rồi, phải sống trong cảnh tạm bợ và liên tục hứng chịu mùi hôi thối từ âu thuyền bốc lên, nhưng vì cuộc sống phải bám trụ. Người ta không cảm thông chia sẻ, thỉnh thoảng xử lý môi trường kiểu gì làm ai cũng điêu đứng".

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Âu thuyền Thọ Quang gây hôi thối cả khu vực xẩy ra từ lâu, nhưng ít khi nghiêm trọng dẫn đến cá chết hàng loạt như đợt này. Theo các chủ bè nuôi, để hạn chế mùi hôi, người ta đã dùng hóa chất xử lý. Chính hóa chất này làm cho nước chuyển từ trong xanh sang hơi đỏ và có váng là nguyên nhân gây hại môi sinh và làm cá chết hàng loạt. Không chỉ cá trong lồng bè mà ngoài môi trường tự nhiên cũng chịu chung số phận.

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động thành phố Đà Nẵng không khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, hiện tại đây là lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, là nguồn thu nhập chủ yếu của hàng trăm hộ đa số thuộc diện nghèo và giải tỏa, chính quyền các cấp và cơ quan chức năng cần quan tâm đúng mức việc nuổi trồng thuỷ sản cho người dân. Xử lý môi trường dẫn đến hủy diệt môi sinh như đã xẩy ra trong mấy ngày qua tại vịnh Mân Quang, chính quyền các cấp và cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ.

Nguyễn Cầu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.