Rối loạn tiêu hóa trong mùa hè, cách xử trí và phòng ngừa

Bệnh nhân nhập viện do rối loạn tiêu hóa tại Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân nhập viện do rối loạn tiêu hóa tại Bệnh viện Bãi Cháy. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian gần đây, Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận khám và điều trị số lượng bệnh nhân mắc bệnh lý rối loạn tiêu hóa tăng cao so với các quý trong năm. Bệnh nhân nhập viện với đa dạng triệu chứng như đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy…

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn tới đau bụng, thay đổi đại tiện. Về bản chất, bệnh rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn tới loạn khuẩn ở đường ruột.

Theo Bác sĩ CKI. Nguyễn Duy Khắc – Trưởng Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Bãi Cháy, nguyên nhân dẫn đến bệnh lý rối loạn tiêu hóa mùa hè là do thời tiết nóng nực, nhiệt độ nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở, thức ăn dễ bị ôi thiu, hỏng, nấm mốc… Việc thức ăn để lâu ngày, không được bảo quản tốt, được hâm đi hâm lại nhiều lần hoặc ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh dễ dẫn đến nhiễm các vi khuẩn đường tiêu hóa có trong thức ăn, nước đá.

Khi ăn phải những thức ăn nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa của người bệnh bị tấn công gây nên các bệnh lý rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón, ngộ độc thức ăn… Trong đó, tiêu chảy do nhiễm khuẩn e.coli, lỵ trực khuẩn (Shigella) hoặc lỵ amip thường gặp với các triệu chứng điển hình như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp, thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn, mất nước, điện giải, phân có máu… Nếu các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hoặc kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như trụy mạch, hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Bên cạnh đó, việc uống rượu bia nhiều sẽ làm mất một lượng lớn men tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đế hội chứng ruột kích thích. Người bệnh thường gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng…

Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa không phải bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Nhưng nếu phát hiện và điều trị chậm trễ, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch, suy thận, rối loạn điện giải, viêm đại tràng, viêm ruột, ung thư đại trực tràng, hội chứng ruột kích thích…

Thực tế, một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, sốt, tiêu chảy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm ruột thừa, nhiễm COVID-19, ung thư dạ dày, đại tràng…Vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Bãi cháy khuyến cáo bệnh nhân không nên chủ quan tự điều trị tại nhà, cần đến cơ sở y tế gần nhất, nếu nặng phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để khám tầm soát các bệnh lý khác, đồng thời sử dụng thuốc theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tránh các biến chứng và bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Bác sĩ CKI. Nguyễn Duy Khắc cho biết, các tác nhân rối loạn tiêu hóa (đặc biệt thời điểm hè) có thể phòng ngừa được. người dân nên thực hiện việc ăn chín, uống sôi, không nên ăn thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh. Sử dụng các loại thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thực phẩm đúng cách và đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn thức ăn đường phố, gỏi sống, đồ uống có cồn...

Chú ý, bảo quản thực phẩm đồ ăn trong tủ lạnh cần được đậy kín, bọc cẩn thận. Sau khi đưa ra ngoài tủ lạnh cần đun nóng để tiêu diệt vi sinh có trong thực phẩm, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.

Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, môi trường bẩn...

Đối với người thường xuyên táo bón cần bổ sung nhiều chất xơ, các loại rau củ quả tươi và rau xanh như: chuối, dứa, khoai lang, rau cải xoăn, mồng tơi,… ăn sữa chua và uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.

Đối với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn nhiều các loại chất kích thích (hành, tỏi, ớt, hồ tiêu, mù tạt…), không nên uống rượu, bia, nước giải khát có gas. Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu đang bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế dùng hoặc kiêng hẳn cho đến khi tiêu hóa bình thường. Hạn chế đến mức tối đa sử dụng những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để giúp khí huyết lưu thông, hệ tiêu hóa nhu động tốt.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.