“Là đàn ông, nhưng tôi đã khóc rất nhiều khi chứng kiến cảnh Khăm Bun vật vã với cơn đau do vết thương gây ra. Rồi đến ngày nó ra đi, tôi như một kẻ vô hồn chẳng thiết ăn, thiết uống gì nữa. Đối với mọi người, Khăm Bun chỉ là một chú voi bình thường, nhưng đối với tôi nó là người bạn, là bệnh nhân, là một phần kí ức buồn nhất trong sự nghiệp bác sỹ thú y của tôi”. –BS. Nguyến Hải Đăng tâm sự.
Chú voi rừng Yok Don và người bạn ở rạp xiếc
Mấy ngày nay, thay vào không khí vui nhộn của rạp xiếc là không khí u buồn vì sự ra đi của chú voi Khăm Bun.
Bác sỹ-Nguyễn Hải Đăng đã có thâm niên làm việc ở Rạp xiếc quốc gia hơn 12 năm. Ông đã trực tiếp chăm sóc cho không biết bao nhiêu con vật trong rạp xiếc này, nhưng ông thực sự xúc động khi kể về trường hợp của Khăm Bun.
Chú voi rừng Yok Don và người bạn ở rạp xiếc
Mấy ngày nay, thay vào không khí vui nhộn của rạp xiếc là không khí u buồn vì sự ra đi của chú voi Khăm Bun.
Bác sỹ-Nguyễn Hải Đăng đã có thâm niên làm việc ở Rạp xiếc quốc gia hơn 12 năm. Ông đã trực tiếp chăm sóc cho không biết bao nhiêu con vật trong rạp xiếc này, nhưng ông thực sự xúc động khi kể về trường hợp của Khăm Bun.
Bác sĩ Đăng xúc động kể lại những kỷ niệm với Khăm Bun |
Ông cho biết: Khăm Bun là chú voi con ở rừng Yok Don, trong một lần đi kiếm ăn đã bị sập bẫy của những kẻ thợ săn và bị lạc khỏi đàn.
Lúc ấy, chân vẫn bị chiếc bẫy quái áccặp chặt khiến thịt da bị rách nát, nhưng chú voi vẫn cố gắng lê những bước chân khập khiễng đi tìm bố mẹ. May mắn cho chú voi con kiên cường này là trên đường đi, chú đã gặp một nhóm người dân ở bản Đôn. Những người dân này đã dẫn voi về chăm sóc rồi báo với cơ quan có chức năng.
Sau khi cơ quan chức năng trình lên Thủ tướng về số phận của chú voi con thì quyết định của Thủ tướng là cho chú voi con Khăm Bun này về Thủ đô để trở thành “diễn viên xiếc tương lai”.
BS. Hải Đăng nhớ lại: “Khi biết tin sẽ được đón nhận một chú voi dũng cảm dám giật tung bẫy của những kẻ đi săn để tìm kiếm tự do thì chúng tôi đều phấn khởi và vui mừng lắm”. Ngày đó cả đoàn xiếc đã không quản ngại ngày đêm, vượt qua cả quãng đường dài với mong muốn là sớm gặp được chú voi con Khăm Bun.
BS.Hải cho biết thêm: Ngày đầu tiên gặp Khăm Bun, sức khỏe của chú voi con rất yếu, chân lại lở loét và mưng đầy mủ. Qua chẩn đoán lâm sàng tôi đã xác định được tình tình bệnh của chú voi ra rất nặng vì vết loét đã ăn vào xương, với khả năng thuốc thú y ở Việt Nam là rất khó chữa.
“Nhìn Khăm Bun phải vật lộn với vết thương lở loét tôi xót xa lắm, lúc đó tôi chỉ mong sớm đưa chú voi con này về Hà Nội để kịp thời chữa trị cho nó. Và lúc ấy, cả liên đoàn đã không ngần ngại chi ra số tiền lớn là 140 triệu đồng để có thể đưa Khăm Bun về Hà Nội sớm nhất để trị bệnh” - BS. Hải nói.
Sau quãng đường dài, cuối cùng Khăm Bun đã có mặt ở Liên đoàn xiếc Việt Nam vào một ngày đầu tháng 9/2007. Lúc đó sức khỏe của chú voi rất yếu vì vết thương ở chân nên suốt ngày phải chịu cảnh đau đớn.
Giờ phút chia tay Khăm Bun
Sau khi về Thủ đô, Khăm Bun đã trở thành một thành viên của rạp xiếc và được mọi người hết sức thương yêu gọi với tên trìu mến: Bun.
Các bác sĩ đã cứu chữa tận tình cho Khăm Bun |
Ở đây, Khăm Bun được BS. Hải cùng Liên đoàn xiếc Việt Nam dốc hết sức lực, ngày đêm chăm sóc cho sớm bình phục, nhưng do vết thương quá nặng, nên sau hơn 2 năm kể từ ngày Bun ra Hà Nội “học làm xiếc”, nó vẫn chưa một lầm được đứng trên sân khấu.
Đôi mắt u buồn, BS Hải nói như muốn khóc: “Có những lúc tưởng chừng Bun đã đỡ và có thể lên sàn diễn. Lúc đó tôi mừng đến phát khóc, tôi đã thức trắng nhiều đêm liền chỉ để nghĩ những động tác diễn đơn giản để huấn luyện cho Bun. Nhưng không ngờ bệnh tình của Bun lại diễn biến phức tạp thế”.
Lý giải về bệnh tình của Bun, BS Hải cho biết: “Chữa bệnh cho voi là hết sức phức tạp, hơn nữa đội ngũ bác sỹ thú y trong nước chỉ mới được đào tạo chữa bệnh cho các loài đơn giản như: lợn, gà, bò…nên việc chữa trị lại càng khó khăn hơn. Nhưng không phải vì thế mà chúng tôi chịu bó tay, Liên đoàn xiếc đã mời nhiều chuyên gia nước ngoài đến khám nhưng bệnh tình vẫn không khá hơn là mấy. Sau đó, tôi đã chụp ảnh vết thương gửi sang tận Thái Lan, nhưng được câu trả lời là phải dùng phương tiện y tế chiếu chụp mới biết được bệnh trạng”.
Chiếc máy X -quang bác sĩ Nguyễn Hải Đăng lần mò mua được những mong chữa khỏi bệnh cho Bun |
Kể đến đây thì đôi mắt của BS. Hải đã ngấn lệ, và nói trong nghẹn ngào: “Bun thông minh lắm! Những ngày Bun gần mất tôi luôn có mặt bên cạnh. Đôi mắt Bun nhìn tôi như muốn nói lời tạm biệt. Nhiều đêm tôi đã thức trắng để nghĩ cách chữa trị viết thương cho nó. Không thể chịu được cảnh Bun phải đau khổ, tôi cố gắng bỏ tiền túi đi tìm kiếm và mua được một chiếc máy chụp X-quang với giá 40 triệu của một chuyên gia Liên Xô cũ. Những mong có thể chữa trị cho Bun, nhưng giờ đây tất cả đã quá muộn!”. Theo ông Đăng, sau khi Khăm Bun qua đời, Liên đoàn đã làm đơn đề nghị với Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật được nhồi bông Khăm Bun để hình ảnh “một chú voi con quả cảm chống lại số phận” sẽ còn sống mãi trong tâm trí của mọi người mỗi khi nhắc đến.
Theo Quang Anh - Kinh Bang
VietNamNet
VietNamNet