Tại các chợ đầu mối của thành phố những ngày này như Tam Bạc (quận Hồng Bàng) đến Ngọ Dương, chợ Hỗ (An Dương), không khó nhận ra phần lớn nông sản có xuất xứ từ Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là tại sao nông sản Trung Quốc đang chiếm ưu thế trên thị trường ?
Hoa quả Trung Quốc tràn ngập thị trường Hải Phòng Ảnh: Trường Giang |
Hàng ngoại giá rẻ, mẫu mã đẹp
Là một hộ chuyên thu mua nông sản ở xã An Hòa (An Dương), anh Phạm Văn Tiến cho biết, có nhiều lý do để các tiểu thương Việt
Chị Nguyên ở xã An Lư (Thủy Nguyên) mua buôn tại chợ Tam Bạc cho biết, giá hàng Trung Quốc bao giờ cũng rẻ hơn nông sản Việt Nam. Các tiểu thương mua càng nhiều, giá càng rẻ, vì thế bán loại hàng này có lãi hơn. Hiện, hành khô “ta” 35.000 đồng/kg, hành khô Trung Quốc 14.000 đồng/kg; tỏi “ta” 70.000 đồng/kg, tỏi Trung Quốc 38.000 đồng/kg.
Hàng nội khó thu mua, khan hàng
Theo chị Nguyên, tuy thua nông sản Trung Quốc về mẫu mã, giá cả, nhưng nông sản Việt có lợi thế về chất lượng. Người tiêu dùng vẫn hỏi mua nông sản “ta”, vì thế các tiểu thương đều bày bán 2 loại để người tiêu dùng lựa chọn. Chị Nguyên đưa ví dụ: “Tuy tỏi, gừng Trung Quốc đẹp, mập mạp hơn, nhưng không dậy mùi, cay như gừng, tỏi Việt
Tuy có kinh nghiệm trong việc thu mua nông sản của bà con địa phương nhưng với anh Tiến việc thu mua nông sản hiện nay không ít khó khăn. Anh cho biết hay nhận mua lại hàng từ các tiểu thương khác. Thường các tiểu thương này tới tận ruộng thu mua nông sản của nông dân rồi đem bán lại anh lấy lãi, tức là trước khi được bán ra thị trường, hàng nội qua 3-4 “cầu”. Đây là một nguyên nhân khiến giá cả nông sản “ta” cao hơn nông sản Trung Quốc, trong khi bà con nông dân vẫn “lấy công làm lãi”. Riêng rau, quả ở xã An Hòa, anh Tiến thu mua trực tiếp. Nhưng vì diện tích canh tác nhỏ khối lượng hàng ít nên việc thu gom vất vả. Anh Tiến kể, đến bây giờ, anh mua nông sản “ta” với lượng nhiều và tập trung nhất là của Công ty TNHH Sơn Trường. Năm đó, anh mua hơn 100 tấn khoai tây của công ty này. Còn đợt này, không thấy công ty thông báo có hàng.
Với những nguyên nhân trên, nông sản ngoại tràn ngập trên thị trường. Vấn đề đặt ra cho nông sản “nội” là làm sao để chi phí sản xuất thấp, hàng hóa tập trung. Đã, đang có những chủ trương đúng để giải quyết vấn đề này như dồn điền đổi thửa, quy vùng sản xuất tập trung...Riêng Hải Phòng, năm 2007, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết 10 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thuỷ sản thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, tạo điều kiện xây dựng, phát triển các vùng sản xuất tập trung. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để Nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả, cần sự vào cuộc tích cực hơn của chính quyền địa phương và ngành chức năng các cấp.
Nguyên Hà