Quyết sách dài hạn để bảo tồn khẩn cấp các loài linh trưởng

Quyết sách dài hạn để bảo tồn khẩn cấp các loài linh trưởng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Gần 90% tổng số loài linh trưởng của nước ta đang ở mức nguy cấp và vô cùng nguy cấp, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Thực tế cho thấy cần có những quyết sách và hành động mạnh mẽ hơn nhằm bảo vệ, bảo tồn khẩn cấp các loài linh trưởng nói riêng, các loài động vật hoang dã và hệ sinh thái nói chung tại Việt Nam.

Những con số “nhức nhối”

Linh trưởng là một nhóm loài với sự đa dạng tuyệt vời khi có đến 522 loài được ghi nhận trên thế giới. Châu Á đóng góp đến 20% tổng số linh trưởng của thế giới với 119 loài, trong đó Việt Nam là “nhà” của 24 loài linh trưởng.

Những năm qua, sự gia tăng hàng loạt hoạt động không bền vững của con người đã và đang đe dọa đến sự tuyệt chủng của các loài linh trưởng châu Á, ảnh hưởng lớn tới sự cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học của toàn thế giới.

Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi số liệu thống kê cho thấy có tới 90% tổng số loài linh trưởng của nước ta đang ở mức nguy cấp và vô cùng nguy cấp, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tại Hội thảo Quốc tế “Linh trưởng châu Á lần thứ 8” do Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với tổ chức Three Monkeys Wildlife Conservancy tổ chức, Nhà giáo ưu tú, GS.TS. Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra thực trạng đáng suy ngẫm: Việt Nam là quốc gia có số lượng loài linh trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á nhưng nước ta cũng có số loài linh trưởng đang đứng trước mối đe doạ tuyệt chủng cao nhất.

Nhà giáo ưu tú, GS.TS. Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp. (Ảnh: Đại học Lâm nghiệp)

Nhà giáo ưu tú, GS.TS. Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp. (Ảnh: Đại học Lâm nghiệp)

Đồng tình, ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết: Với điều kiện về địa lý và khí hậu, Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước, trong đó có nhiều loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếm, đặc hữu.

Theo GS.TS Phạm Văn Điển, có 22 trên 24 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó có 3 loài đặc hữu của Việt Nam.

Đối với khu hệ Thú linh trưởng, Việt Nam là vùng sống quan trọng của nhiều nhóm khỉ ăn lá như các loài Voọc thuộc nhóm Voọc núi đá vôi, các loài Chà vá và nhóm vượn mào.

Đặc biệt hệ sinh thái nước ta là sinh cảnh sống bản địa của 26 loài và phân loài linh trưởng trong tổng số trên 600 loài và phân loài linh trưởng thế giới đã được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) công nhận. Trong đó, có 5 loài và phân loài đặc hữu gồm: Voọc mũi hếch, Voọc mông trắng, Voọc Cát Bà, Chà vá chân xám và Khỉ đuôi dài Côn Đảo.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có số loài và phân loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hàng đầu trên thế giới cần được ưu tiên bảo vệ. Theo Danh lục đỏ của IUCN đánh giá, Việt Nam có 7 loài linh trưởng rất nguy cấp, 9 loài nguy cấp, 7 loài sẽ nguy cấp. Có 5 loài linh trưởng của Việt Nam đã lọt vào danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp hàng đầu thế giới

Nỗ lực bảo tồn trong nhiều thập kỷ

Với nhận thức đó, công tác bảo tồn linh trưởng đang ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt tại Việt Nam, đặc biệt các loài thuộc Danh mục của Công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp).

Để bảo tồn và phát triển bền vững các loài linh trưởng, trong 60 năm qua, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và thiết lập một hệ thống rừng đặc dụng phòng hộ với diện tích trên 6 triệu hecta, chiếm 37% diện tích rừng và đất Lâm nghiệp toàn quốc.

Ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp). (Ảnh: Nam Đoàn)

Ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp). (Ảnh: Nam Đoàn)

Ông Trần Thế Liên cho biết: “Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm công tác bảo tồn, tăng cường nguồn lực đầu tư, xây dựng và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng, phòng hộ nhằm bảo tồn sự đa dạng loài trong đó có các loài linh trưởng của Việt Nam và thế giới.”

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 19/05/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Kể từ đó đã có nhiều hành động tích cực trong công tác bảo tồn các loài linh trưởng.

Đơn cử là việc thành lập các vườn quốc gia (VQG), các khu bảo tồn (KBT) loài với mục tiêu để bảo vệ các loài thú linh trưởng nguy cấp của Việt Nam. Ví như: VQG Cúc Phương (bảo tồn quần thể Voọc quần đùi trắng); VQG Cát Bà (bảo tồn loài Voọc đầu vàng); VGQ Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn và KBT thiên nhiên Na Hang bảo tồn loài Voọc mũi hếch; KBT loài Khau Ca, Nam Xuân Lạc, Trùng Khánh, Mù Căng Chải, Vân Long.

Với công tác bảo tồn chuyển vị các loài linh trưởng ở Việt Nam, điển hình nhất có thể nói tới sự ra đời của Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng tại VQG Cúc Phương do TS. Tilo Nadler sáng lập. Được thành lập vào năm 1993, đây là trung tâm cứu hộ động vật hoang dã đầu tiên ở Việt Nam, đồng thời là trung tâm có số lượng linh trưởng cứu hộ lớn nhất Đông Nam Á.

Hiện Trung tâm đang chăm sóc gần 180 cá thể của 15 loài có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng, có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Sau 30 năm thành lập, trung tâm đã cho sinh sản thành công 13 loài linh trưởng trong điều kiện nuôi nhốt, trong đó có 7 loài cực kỳ nguy cấp.

TS. Tilo Nadler, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng Cúc Phương. (Ảnh: Nam Đoàn)

TS. Tilo Nadler, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng Cúc Phương. (Ảnh: Nam Đoàn)

Từ sự thành công của Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng Cúc Phương, đến nay đã có thêm những Trung tâm cứu hộ linh trưởng khác được thành lập và đi vào hoạt động tại Củ Chi, TP. HCM, VQG Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai và tại đảo Hòn Me, tỉnh Kiên Giang

Cần quyết sách mạnh mẽ hơn để đi “đường dài”

Cũng tại Hội thảo quốc tế, TS. Tilo Nadler, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng Cúc Phương chia sẻ: Đến nay đã trải qua khoảng 2/3 thời gian thực hiện Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam.

Bởi vậy, nhằm phục vụ công tác bảo tồn, rất cần thiết có sự đánh giá những kết quả đã đạt được và tính hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong Kế hoạch này.

Trước thực trạng khoảng 90% các loài linh trưởng tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng, ông Tilo Nadler hy vọng, thông qua các bài tham luận, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo sẽ giúp chuyên gia và nhà quản lý hiểu rõ hơn về thực trạng này. Đồng thời, đề xuất được giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy công tác quản lý, bảo tồn cho các loài linh trưởng ở châu Á và đặc biệt ở Việt Nam.

Nhiều loài linh trưởng tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. (Ảnh: WCS Việt Nam)

Nhiều loài linh trưởng tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. (Ảnh: WCS Việt Nam)

Bên cạnh đó, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong công tác bảo tồn các loài linh trưởng, GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, cho biết thêm: Hiện Đại học Lâm nghiệp đang chuẩn bị thực hiện một chương trình đào tạo mới về động vật hoang dã, bao gồm các khoá học ngắn hạn và chuyên ngành ĐVHD kéo dài 4 năm.

“Chúng tôi cũng có ý định thành lập một Trung tâm động vật hoang dã để thực hiện mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ, bảo tồn ĐVHD, đặc biệt là các loài trong danh sách CITES.”, ông Điển nói.

Tựu trung lại, bảo tồn động vật hoang dã nói chung và các loài linh trưởng nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được Chính phủ nêu rõ qua các văn bản pháp luật và kế hoạch hành động. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hành động vì một Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái 2021 – 2030.

Cùng với nỗ lực của chính phủ và các cơ quan trong nước, là sự chung tay của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn các loài linh trưởng nói riêng. Bên cạnh đó cũng cần sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp và tất cả các bên liên quan.

Các chuyên gia tham gia Hội thảo Linh trưởng châu Á lần thứ 8. (Ảnh: Đại học Lâm nghiệp)

Các chuyên gia tham gia Hội thảo Linh trưởng châu Á lần thứ 8. (Ảnh: Đại học Lâm nghiệp)

Hội thảo Quốc tế “Linh trưởng châu Á lần thứ 8” là Hội thảo Linh trưởng lớn nhất châu Á, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu, các nhà khoa học, trong đó có 90 đại biểu quốc tế tới từ hơn 20 quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Hội thảo này lần đầu tiên vào năm 2002 tại thủ đô Băng Cốc của Thái Lan.

Tại đây, các chuyên gia và các bên liên quan trong lĩnh vực bảo tồn chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm, thách thức và giải pháp, phát kiến mới cũng như phát triển công tác bảo tồn nói chung. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các nhà bảo tồn và chuyên gia thúc đẩy sự hợp tác, kết nối, và có những cơ hội cùng phát triển dự án nghiên cứu, cùng tìm các nguồn tài trợ cho tương lai.

Tin cùng chuyên mục

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.