Quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá

Thời gian qua,  hầu hết  phương tiện thông tin đại chúng đều tập trung truyền tải và phản ảnh nhiều góc độ của vấn đề tăng giá. Sức nóng của việc tăng giá đã lan tỏa đến mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.

Thời gian qua,  hầu hết  phương tiện thông tin đại chúng đều tập trung truyền tải và phản ảnh nhiều góc độ của vấn đề tăng giá. Sức nóng của việc tăng giá đã lan tỏa đến mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Tại nghị trường Quốc hội, bên cạnh những quyết sách kinh tế tầm vĩ mô được các đại biểu thảo luận trong giờ họp thì  câu chuyện về giá cả leo thang ra sao và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân thế nào đã chiếm hết thời gian nghỉ giải lao của các đại biểu.

Khách chọn mua hàng tại siêu thị Metro. Ảnh: Phương Nga
 Khách chọn mua hàng tại siêu thị Metro.                              Ảnh: Phương Nga

Đã có nhiều ý kiến về nguyên nhân giá hàng loạt mặt hàng tăng cao và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ đầu năm đến nay vượt xa các dự báo. Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân (Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh) cho rằng muốn giải bài toán lạm phát phải giải bài toán bội chi và đầu tư. Theo ông Ngân, Chính phủ cũng đã có chỉ thị đưa ra những biện pháp bình ổn giá cả. Nhưng lạm phát là căn bệnh khó điều trị. Giải pháp để trị căn bệnh này một cách triệt để nằm ở tỷ giá, từ đó giải quyết bài toán nhập siêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hạn chế nhập siêu và ổn định tỷ giá. Ở Việt Nam, trong số hàng hóa, lương thực, thực phẩm, ăn uống trong CPI chiếm tỷ lệ tới 40%; trong khi đây là những mặt hàng thường biến động bởi thời tiết... , .

Nguyên nhân  được các chuyên gia chỉ ra là việc bên cạnh nhiều mặt hàng tăng giá được nhà sản xuất giải thích do tỷ giá USD/VND tăng, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng... thì cũng có không ít mặt hàng lợi dụng điều này để tăng giá.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc lãi suất cơ bản từ 8% tăng lên 9% và thông tin sử dụng dự trữ ngoại hối để ổn định thị trường là tâm điểm chính sách tiền tệ và có ảnh hưởng nhất định đến thị trường. Phản ứng tích cực ngay sau loạt chính sách này là giá USD trên thị trường tự do đã hạ nhiệt, tuy nhiên ngay sau đó lại được điều chỉnh tăng lên do các can thiệp vào thị trường ngoại hối chưa được triển khai trên thực tế. Nhìn nhận về quan điểm đổi hướng chính sách tiền tệ lần này, đa số các chuyên gia kinh tế đều đánh giá đây là hướng đi tích cực, nhưng tính thời điểm, liều lượng và phối hợp chính sách vẫn khiến nhiều người e ngại. Thị trường USD tạm ổn thì các nhà điều hành chính sách lại phải đối mặt với “cơn bão” giá vàng.

Khi giá vàng trong nước biến động mạnh và lên đến đỉnh điểm trong sáng ngày 9-11 ở mức 37,00 - 38,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), ngay buổi chiều cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã tiến hành xét duyệt các hồ sơ, cấp quota cho phép nhập khẩu vàng, có giá trị trong vòng hai tuần. Đồng thời, Thống đốc cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng cung ứng kịp thời lượng ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại để bán cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu vàng, và cung ứng kịp thời cho các nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp.

Lý giải cho việc thị trường vàng biến động mạnh đầu tuần qua, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, giá vàng thế giới chỉ trong một ngày đã tăng tới 18 USD/ounce, từ đó kéo giá trong nước tăng theo. Trong khi đó, giá vàng thế giới biến động lại không có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm cảnh báo với dân chúng. Nếu chiểu theo quy định luật pháp hiện hành thì Ngân hàng Nhà nước chỉ có trách nhiệm cấp quota nhập khẩu vàng khi thị trường có dấu hiệu cung cầu bất cập. Còn việc gần đây Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22 là mong muốn loại bỏ rủi ro tín dụng vàng khỏi hệ thống ngân hàng, bởi  thực tế, có tới 51% tổng giá trị vàng huy động được chỉ đi vào khu vực phi sản xuất, không tạo thêm nhiều việc làm và của cải cho xã hội. Một lý do nữa là khi cơn sốt giá bắt đầu thì xuất hiện yếu tố làm giá. Nhìn nhận về hiệu quả cấp quota nhập khẩu vàng, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, có thể nhìn thấy hiệu quả ngay, giá giảm rất mạnh. Nhưng nhập khẩu vàng không phải là yếu tố quyết định mọi vấn đề mà phải quan tâm cả đến nhập siêu và lạm phát.

Trong cuộc họp báo sau phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 6-11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cho biết: Chính phủ nhìn nhận, ngoài những thành tựu đạt được trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như giá hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, vàng, ngoại tệ... diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng. Do đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng nhiệm vụ hàng đầu từ nay đến cuối năm là phải tập trung kiềm chế lạm phát, quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá, chính quyền các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các nơi không niêm yết giá, không bán theo giá niêm yết... Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết thêm, trong thời gian qua, do giá cả thế giới đang thay đổi mạnh, cộng với việc giá trị lương thực, thực phẩm chiếm phần quan trọng trong rổ giá cả hàng hóa nên ở góc độ nào đó, giá cả tăng cũng là một điều có lợi cho sản xuất, nông dân. Song, theo Bộ trưởng, điều đó không có nghĩa là Chính phủ ủng hộ tăng giá mà sẽ có những giải pháp để làm sao giá tăng trong một mức hợp lý, và quan trọng là phải giữ được ổn định giá cả.

Hy vọng những nỗ lực của Chính phủ sẽ phần nào kiểm soát và ổn định được giá cả để gánh nặng chi phí trong mỗi gia đình vơi đi đôi phần và nỗi ám ảm về “bão giá” sẽ được xua tan đi trong cuộc sống mưu sinh vốn đã nhiều vất vả của người dân.

Lan Nhi

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.