Quyết định khó khăn của Tổng thống Pháp vào đêm thứ Sáu, ngày 13

Tổng thống Pháp François Hollande trong phòng kiểm soát an ninh tại sân vận động Stade de France - Ảnh: AP
Tổng thống Pháp François Hollande trong phòng kiểm soát an ninh tại sân vận động Stade de France - Ảnh: AP
(PLO) - Khi nhận được tin báo đầu tiên về vụ tấn công khủng bố, tổng thống Pháp đã quyết định phong tỏa sân vận động, không để mọi người di tản trong bối cảnh chưa lường hết nguy cơ bên ngoài.
Theo Wall Journal Street, khi tiếng nổ do một kẻ đánh bom liều chết gây ra vang lên bên ngoài sân vận động Stade de France, tổng thống François Hollande đang ngồi trong sân theo dõi trận bóng đá giao hữu giữa hai đội tuyển Pháp và Đức.
Quyết định khó khăn
Chỉ vài phút sau khi nhận được tin cấp báo về sự việc Paris đang bị các phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công, ông Hollande phải quyết định giải pháp nào là an toàn hơn trong hai lựa chọn: sơ tán mọi người khỏi sân vận động hay giữ hàng ngàn người ở lại đó.
Theo các quan chức Pháp, ông Hollande đã quyết định cứ để trận đấu diễn ra như bình thường. Tổng thống Pháp cảm thấy quá nguy hiểm khi cho phép đám đông đi ra ngoài lúc này khi mà rất có thể ngoài kia bọn phiến quân đang ẩn nấp chờ họ.
Và thực tế đã đúng như lo ngại của ông Hollande.
Chỉ trong vòng 33 phút sau đó, ba nhóm phiến quân IS đã phối hợp với nhau tác chiến tại một nhà hát và năm địa điểm đông người tụ tập trong thành phố. Chúng đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 129 người.
Tại sân vận động Stade de France vào khoảng 21g30 (giờ địa phương), đám đông lại nghe thấy một tiếng nổ thứ hai. Một kẻ đánh bom liều chết khác đã tự kích nổ bom trên người hắn tại khu Cổng H của sân vận động.
Lần này, trận đấu trong sân vẫn tiếp tục theo yêu cầu của ông Hollande. Theo bà Laura Goutry, phát ngôn viên của liên đoàn bóng đá Pháp, căn cứ vào tình hình tại sân vận động, ông Hollande và các cộng sự của ông cho rằng “sân vận động vẫn là nơi an toàn nhất cho những người hâm mộ”.
Cũng theo nguồn tin từ các quan chức lực lượng an ninh, một kẻ đánh bom liều chết trước khi tự kích nổ đã cố dùng vé xem trận đấu để tìm cách lọt vào sân vận động nhưng không được.
Một cảnh sát cho rằng rất có thể tên này có ý định gây ra cảnh hỗn loạn, giẫm đạp trong sân để buộc mọi người đổ ra phố, khi đó hai kẻ tấn công là đồng phạm của hắn đã rình nấp sẵn đợi tấn công.
Bà Goutry nói: “Khu vực xung quanh vẫn chưa an toàn”. Tới giờ giải lao giữa hai hiệp đấu, nhà chức trách lặng lẽ tiến hành phong tỏa toàn bộ sân vận động, đóng cửa các lối ra và không cho ai rời khỏi sân.
Cùng lúc đó một kẻ đánh bom liều chết thứ ba đã tự kích nổ ở một nhà hàng McDonald cũng gần với sân vận động nhưng đã không làm ai thiệt mạng.
Sau giờ nghỉ giải lao, ông Hollande lại phải ra một quyết định tiếp theo: có nên tiếp tục trận đấu hay không. Nếu tiếp tục, người ta sẽ không thông báo với các tuyển thủ về những việc xảy ra và các khán giả cũng không thắc mắc về sự cố trục trặc. Cũng như trong nhiều trận đấu khi đám đông người xem qua lớn, tín hiệu điện thoại di động rất chập chờn.
Do đó theo phát ngôn viên của đội tuyển bóng đá Pháp, Philippe Tournon, trong giờ nghỉ giải lao giữa trận, ban huấn luyện đội bóng cũng như giới quan chức đã quyết định sẽ không nói cho các tuyển thủ biết về sự cố. Họ tin rằng bên trong sân vận động vẫn an toàn.
Ông Tournon nói: “Không đáng phải gây kinh động tới các cầu thủ và để họ phải đặt ra những câu hỏi mà chúng tôi không thể trả lời”.
Với những quyết định đó, trận đấu bóng giao hữu giữa hai đội tuyển đã kết thúc sau hơn một giờ đồng hồ. Kết quả đội Pháp giành chiến thắng 2-0 và khán giả được phép rời sân, nhưng các tuyển thủ bị buộc phải ở lại. Tới lúc họ được phép rời sân thì hầu hết các tuyển thủ đã biết tin về những vụ tấn công đã xảy ra.
Pháp đưa tàu sân bay trở lại tham chiến với IS
Phía Pháp đã thông báo triển khai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle tham gia chiến dịch chống IS tại Iraq và Syria, ngày 5/11 vừa qua. Tổng thống Francois Hollande nói rằng ngoài tàu sân bay còn có một đội tàu chiến và các máy bay hộ tống tham gia chống IS, theo tờ L’Express.
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp.
 Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp.
Charles de Gaulle là tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Pháp, hạ thủy năm 1994 và chính thức bàn giao cho Hải quân Pháp năm 2000. Tàu Charles de Gaulle dài 261,5 m, rộng 64,36 m, mớn nước 8,5 m (9,5 m lúc chở nặng), đường băng dài 196 m. 
Tàu có lượng giãn nước tối đa 42.000 tấn, tốc độ 27 knot (50 km/giờ). Tàu có 1.350 thành viên thủy thủ đoàn, tính cả lính không quân là 1.950 người. Lượng lương thực trên tàu có thể đáp ứng cho thủy thủ đoàn trong 45 ngày, theo Le Figaro.
Charles de Gaulle được trang bị 2 hệ thống phòng không Sylver với 32 tên lửa phòng không Aster tốc độ cao; 2 giàn phóng Sadral bắn các tên lửa Mistral; 4 ụ súng 12,7 mm; 8 khẩu pháo 20 mm. Tàu Charles de Gaulle có thể chở theo 550 tấn vũ khí và 3.400 tấn nhiên liệu. 
Tàu có hệ thống CMS Model 8 có khả năng theo dõi 2.000 mục tiêu trên không, trên biển và trên bờ cùng lúc, theo Global Security.
Charles de Gaulle có thể chở từ 35-40 máy bay, mỗi ngày thực hiện khoảng 100 lần cất cánh. Tàu có 2 máy phóng giúp máy bay như Rafale, Hawkeye hay Super Etendard tăng tốc lên 300 km/giờ chỉ trong khoảng cách chạy đà 75 m. Mỗi máy bay có thể xuất phát cách nhau 30 giây và đường băng có thể tiếp nhận 20 máy bay hạ cánh chỉ trong 12 phút. 
Đội bay thường trực trên tàu gồm 12 chiến đấu cơ Rafale, 9 chiếc Super Etendard, 2 máy bay do thám Hawkeye, 2 trực thăng chiến đấu Dauphin và 1 trực thăng Alouette.

Đọc thêm

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...