10 phút kinh hoàng trong Nhà hát Bataclan

10 phút kinh hoàng trong Nhà hát Bataclan
Theo lời kể của Julien Pierce - phóng viên Đài phát thanh Pháp Europe 1, người có mặt trong Nhà hát Bataclan vào thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố đẫm máu, các tay súng mặc đồ đen trang bị súng tiểu liên AK-47 đã đột nhập vào nhà hát và lạnh lùng xả súng vào hàng trăm người đang nghe nhạc.
Theo tin VietNam+, nhà báo Julien Pierce cho biết trên AFP: “Đó là 10 phút kinh hoàng. Mọi người la hét thất thanh và nằm rạp xuống sàn. Vụ tấn công kéo dài trong khoảng 10 phút. Chúng tôi đã nghe được rất nhiều tiếng súng nổ. Những tên khủng bố rất lạnh lùng, chúng thay băng đạn 3-4 lần và không hề nói bất kỳ tiếng nào."
Julien Pierce đếm được 20-25 thi thể trên sàn và rất nhiều người khác bị thương. "Đó là một bể máu", Julien Pearce, người có mặt trong phòng hòa nhạc khi các tay súng xông vào, kể lại. "Mọi người hét lên thất thanh".
Julien Pierce cho hay, anh thoát được trong khi các tay súng nạp đạn và đưa được một cô gái bị thương nặng ra taxi. Anh nói rằng khi anh thoát ra, một số người bạn của mình vẫn đang ở bên trong nhà hát.
Theo lời kể một nhân chứng khác, các tay súng đã hét lên "Allahu akbar" (Thánh Alla là vĩ đại nhất) khi xả súng vào đám đông đang tập trung xem một buổi biểu diễn của ban nhạc rock Mỹ "Eagles of Death Metal" tại nhà hát.
Các nguồn tin cảnh sát cho biết, có khoảng 100 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công tại nhà hát ở phía Đông thủ đô Paris này, trong khi ít nhất 3 kẻ tấn công bị lực lượng an ninh tiêu diệt tại đây.
VnExpress cũng dẫn nguồn AFP, Jérome Bouce nói rằng, khi buổi biển diễn bắt đầu, anh "nghe thấy âm thanh như tiếng pháo, nhưng nghĩ đó là một phần trong buổi biểu diễn". "Hình như nhiều người cũng nghĩ như vậy, sau đó, chúng bắt đầu xả súng". 
"Chúng tôi nghe rất nhiều tiếng ồn từ đằng sau. Tôi thấy ba kẻ đi vào trong và xả súng, tôi nghe thấy họ hét lên 'đây là vì Syria, vì Iraq' hoặc một điều gì đó tương tự như thế. Chúng cũng hét lên 'đừng di chuyển', và bắn bất cứ ai động đậy. Chúng còn bắn bất cứ ai có điện thoại đổ chuông", nhân chứng có tên là Paul kể.
"Chúng đi lên ban công và bắn vào các con tin, chúng tôi chạy thục mạng. Tôi nhìn thấy nhiều người chết, một người đàn ông bên cạnh tôi bị trúng đạn và ngã xuống đất, có máu ở khắp nơi", anh nói thêm.
Một thanh niên có tên là Hervé cũng có mặt trong phòng hòa nhạc Bataclan kể lại giây phút kinh hoàng" "Ba người đàn ông cầm súng Kalashnikovs và mặc áo chống đạn xông vào giữa buổi biểu diễn. Có khoảng 1.000 người ở đó. Tôi nhìn thấy một cô gái bị trúng đạn ngay đằng trước tôi". Hervé cho biết anh trốn ra ngoài qua lối thoát khẩn cấp. Anh mô tả các tay súng không đeo mặt nạ và trong độ tuổi 20 hoặc 30.
"Họ bắn bất cứ ai cố gắng chạy trốn, sau đó họ cũng bắn những người nằm trên mặt đất, đây là một vụ tàn sát", một nhân chứng khác nói.
"Nó trông giống như một chiến trường, máu ở khắp mọi nơi, thi thể nằm khắp nơi. Tôi thấy như đang sống giây phút cuối đời, tôi nghĩ đây là kết thúc. Tôi rất sợ hãi", Marc Coupris, 57 tuổi nói.
Các nhân chứng tại các địa điểm khủng bố khác cũng chưa hết kinh hoàng. Nhiếp ảnh gia thể thao Xavier Barret có mặt tại sân vận động Stade de France cho biết vào phút thứ 20 của trận đấu, ông nghe thấy tiếng nổ lớn. "Tôi đã nói rằng, thật không thể tin được, tôi chưa bao giờ nghe nói loại tiếng ồn này trong sân vận động". Ba phút sau, lại có một tiếng nổ khác.
Daily Mail dẫn lời một nhân chứng 27 tuổi, người chỉ cách hiện trường một vụ nổ gần sân vận động Stade de France khoảng 10 m cho hay: “Sự việc xảy ra ngay trước mặt chúng tôi. Tôi nghe một tiếng động lớn và nghĩ rằng một vụ nổ nhưng sau đó không thấy lửa hay khói bốc lên. Mọi người đều ngừng lại và ngơ ngác. Một người đàn ông lăn lộn trên đất và hét lên nhưng tôi không biết điều gì xảy ra với ông ấy”.
Sau đó khoảng 3 phút, tiếng nổ thứ 2 vang lên cách nơi nhân chứng 27 tuổi chỉ khoảng 5 m.
“Tiếng nổ rất lớn khi trận đấu mới bắt đầu khoảng 15 phút. Mọi người bắt đầu tháo chạy. Tuy nhiên, bảo vệ đóng cửa sân vận động để đảm bảo an toàn. Các cầu thủ cũng ngừng trận đấu sau vụ nổ kép", nhân chứng nói thêm.
Ben Grant cùng vợ có mặt ở quán bar gần hiện trường một vụ xả súng cho biết, ông nhìn thấy 6-7 thi thể trên mặt đất.
“Tôi ở phía sau quầy bar và nhìn thấy các những tên khủng bố ngồi trên xe và nổ súng vào quán, rất nhiều người chết. Ban đầu tôi tưởng đó là tiếng pháo hoa”, ông Ben Grant nói với BBC.
Những kẻ tấn công khủng bố một quán café bên ngoài rạp hát với súng máy trước khi tiến vào bên trong và tiếp tục bắn giết. Các nhân chứng cho biết chúng sát hại từng người một khi tấn công rạp hát. Việc bắn giết chỉ kết thúc khi cảnh sát đột kích tiêu diệt những kẻ tấn công, Zing.vn đưa tin theo các báo chí nước ngoài. 
Cảnh sát Paris chính thức xác nhận tất cả những kẻ thực hiện vụ tấn công ở rạp hát Bataclan đều thiệt mạng. Nhiều kẻ trong đó tự sát bằng những quả bom đeo ở thắt lưng khi cảnh sát tới gần. Ít nhất 4 nhân viên an ninh bị giết vì kiểu đánh bom liều chết này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.