Quyết định hành chính - quá nhiều văn bản “trên trời“

Quyết định hành chính - quá nhiều văn bản “trên trời“
(PLO) - Những văn bản được ban hành điều chỉnh các vấn đề của cuộc sống rất gần dân, nhưng khi được soạn thảo, được đặt bút ký bởi những người không am hiểu luật pháp, không lắng nghe tiếng nói quần chúng, bỗng thành những văn bản "trên trời"
Không hợp lý, còn tùy tiện
Có thể nêu ra đây một ví dụ điển hình về việc chưa đảm bảo được tính hợp lý của QĐHC  là quyết định cho phép xây dựng Khu du lịch Vọng Cảnh của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 
Từ ngày 11/10/1999, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 2327/QĐ-UBND quy hoạch Quần thể lăng tẩm, điện, đàn thời vua chúa, di tích lịch sử cách mạng và danh thắng nổi tiếng ở phía Tây - Nam TP.Huế (trong đó có đồi Vọng Cảnh) nằm trong khu đất có diện tích 2.400ha nhằm bảo tồn, tôn tạo giá trị văn hóa hiện có của nó. 
Đáng tiếc là ngày 8/11/2004, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lại ra Quyết định số 18/GP-TTH cho phép Công ty liên doanh Vọng Cảnh xây dựng Dự án khu du lịch ở đồi Vọng Cảnh nằm trong khu vực kể trên. Điều này đi ngược lại Quyết định số 2327/QĐ-UBND do chính cơ quan này ban hành! Đặc biệt, UBND tỉnh cũng chưa tiến hành làm thủ tục trình cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa đã cho phép Công ty liên doanh Vọng Cảnh xây dựng khu du lịch ở đồi Vọng Cảnh. 
Trong bản vẽ thiết kế, Dự án có xây dựng khách sạn 5 tầng, ở tầng trên cùng cắm cọc cao 12m, tương đương với 3 tầng nhà nữa, cùng một số công trình phụ trợ khác có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến khu di tích. Các chuyên gia, nhà khoa học phân tích, Dự án trái với Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn di sản văn hóa và môi trường cảnh quan của chính UBND tỉnh. 
Người dân thì phản đối bởi nếu Dự án thành hiện thực sẽ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của tỉnh, che khuất tầm nhìn khi khách sạn mọc lên. Vì vậy, mặc dù Dự án với tổng vốn đầu tư 4,9 triệu USD đã được động thổ ngày 29/1/2005 song không trở thành hiện thực.
Rồi việc phê duyệt Dự án xây khách sạn trong hồ Bảy Mẫu (Hà Nội), cơ quan chức năng đã cho phép nhưng khi các nhà chuyên môn, người dân góp ý mới thấy “không ổn”. Vấn đề ở đây là tại sao không lấy ý kiến trước khi ban hành quyết định nhằm đạt được sự đồng thuận? 
Hay qua vụ cảng Kê Gà, có thể thấy cơ quan Nhà nước rất ít thông tin để biết liệu khi ban hành QĐHC thì sẽ mang lại lợi ích gì, hậu quả không mong muốn như thế nào, cách khắc phục ra sao…?.
Nực cười và thiếu nghiêm túc
Theo Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, ngành Hàng hải Việt Nam sẽ khởi công xây dựng 10 cảng biển tổng hợp. Như vậy trung bình cứ 300km bờ biển của nước ta sẽ có một cảng biển tổng hợp. Liệu có quá nhiều không, trong khi các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp…, nhiều nhất là Nhật Bản với gần 30 nghìn kilômét bờ biển (gấp gần 10 lần Việt Nam) cũng chỉ có 10 cảng biển?
Ngoài ra, con số tính toán chỉ ra Việt Nam cần khoảng 60.000 tỷ đồng cho việc xây dựng cảng biển. Vậy nguồn vốn trên lấy ở đâu, giả sử nếu có vốn thì ngành Hàng hải có sử dụng nó một cách hiệu quả hay không?
Một trường hợp khá nực cười là ngày 5/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg về việc chuyển Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trực thuộc Bộ Y tế. Theo đó, mọi quyết định liên quan đến bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ… thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. 
Tuy nhiên, ngày 13/9 văn bản mới đến UBND tỉnh Quảng Bình, ngày 17/9 mới đến Sở Y tế tỉnh Quảng Bình và trong thời gian này, UBND tỉnh và Sở Y tế đã ban hành quyết định điều chuyển và bổ nhiệm cán bộ liên quan đến Bệnh viện. 
Tình huống này cần được giải quyết thế nào dù quyết định của UBND tỉnh và Sở Y tế về mặt pháp lý là không phù hợp với Quyết định 1163 nhưng khi ký quyết định, lãnh đạo tỉnh và Sở Y tế chưa biết có văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên?
Thiếu chuẩn ban hành, “quan” lĩnh đủ
Sự bất hợp lý, thiếu nghiêm túc khiến cho tình trạng QĐHC của các cơ quan quản lý Nhà nước bị dân khởi kiện ra Tòa đang ngày càng nhiều lên. Đơn cử, tại TAND TP. Hà Nội, số án hành chính thụ lý tăng vọt từ 151 vụ năm 2011 lên 466 vụ năm 2012 (tăng gấp hơn 3 lần). Trong đó, một số địa bàn phát sinh nhiều vụ án hành chính như Mỹ Đức (148 vụ), tiếp đến là Long Biên, Thanh Trì, Hà Đông, Cầu Giấy... 
Các vụ án hành chính phát sinh chủ yếu tập trung vào khiếu kiện các quyết định về quản lý đất đai (thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Một số loại việc phát sinh ít nhưng ở nhiều lĩnh vực như xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực an ninh trật tự, hải quan, an toàn giao thông, sở hữu trí tuệ...
Trường hợp đáng tiếc gần đây nhất vẫn được nhắc đến là vụ giết người, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Một quyết định giao đất cho người dân cách đây gần 20 năm trời nhưng sau 15-17 năm phát hiện là sai, cần phải thu hồi đất về nên gây ra những phản ứng tiêu cực của người dân. 
QĐHC rõ ràng đã ban hành sai, song lẽ ra phải tìm cách xử lý để dân không bức xúc. Liên quan đến vụ việc, Thủ tướng Chính phủ cũng đã kết luận 2 quyết định thu hồi đất của ông Vươn đều sai luật. Đặc biệt qua vụ việc này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng thể chế để kiểm soát việc ban hành các QĐHC của chính quyền các cấp. 
Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên: 
-Một trong những định hướng nghiên cứu xây dựng Luật là tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho ban hành các quyết định hành chính (QĐHC) trong các lĩnh vực chuyên ngành, giải quyết những vấn đề chung của các QĐHC, làm cho QĐHC hợp pháp, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch cũng như bảo đảm nền hành chính vận hành bài bản, không rơi vào lúng túng, tình thế. Bên cạnh đó, những QĐHC ảnh hưởng đến người dân thì phải bảo đảm 3 nguyên tắc gồm ban hành đúng thẩm quyền, đúng nội dung trên cơ sở cân nhắc lợi ích chung và có ý kiến của đối tượng chịu tác động.

Tin cùng chuyên mục

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đọc thêm

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.