Quyền Văn Minh 50 năm “yêu và sống” với Jazz

Quyền Văn Minh 50 năm “yêu và sống” với Jazz
(PLO) - Huyền thoại sống - nghệ sĩ Quyền Văn Minh là người đầu tiên mang Jazz tới Việt Nam. Ông thường nói: “Nàng Jazz thường bị mọi người gắn cho cái danh là “kiêu sa”, nhưng thật ra, “cô ấy” lại rất dễ gần và sẵn sàng “mỉm cười” với bất cứ ai!”. 
Nặng lòng với âm thanh “kỳ lạ”
Vốn sở hữu dòng máu nghệ thuật từ bố mẹ, ông sớm phát lộ khả năng cảm thụ âm nhạc. Gia đình khó khăn, ông chỉ được bố mẹ cho học nhạc với 7 nốt nhạc cơ bản ở Cung Thiếu thiếu nhi. Cơ duyên đưa ông đến với nhạc Jazz khi 14 tuổi, ông nghe một bản nhạc có âm thanh “kỳ lạ” ở radio. Ông ghi nhớ một đoạn nhạc và cầm kèn thổi thử. 
Năm 1968, mọi người không biết tới nhạc Jazz nên khi ông hỏi các thầy giáo dạy nhạc, ai cũng lắc đầu không biết. “Tiếng sét tình yêu” với Jazz khiến ông bỏ thời gian dò sóng trên đài nước ngoài và lùng sục các đĩa than. Càng nghe, ông càng mê đắm và quyết tâm theo đuổi “người tình Jazz” đến cùng. Giáo án không có, ông đành ghi âm và đánh theo bản nhạc.
Nghệ sĩ Quyền Văn Minh là người đầu tiên mang Jazz tới Việt Nam. Ông thường nói: “Nàng Jazz thường bị mọi người gắn cho cái danh là “kiêu sa”, nhưng thật ra, “cô ấy” lại rất dễ gần và sẵn sàng “mỉm cười” với bất cứ ai!”. Và để mọi người đến gần và ngắm những nét “duyên ngầm” đáng yêu ấy, ông mất gần 50 năm “yêu và sống” với Jazz.  Để làm được điều đó không hề đơn giản với nghệ sĩ nghèo như ông.
Năm 1988, sau 20 năm “dùi mài kinh sử”, ông đã “gây bão” âm nhạc Việt bấy giờ khi  tổ chức chương trình “Quyền Văn Minh với ba dòng nhạc: Cổ điển, dân gian, Jazz”. Ông là người đầu tiên thổi cổ điển bằng kèn saxophone và cũng là người đầu tiên đưa nhạc Jazz đến với công chúng. Rất nhiều bạn bè trong giới học thuật đến dự chương trình của ông. “Cơn bão” ấy đã “thổi” ông tới giảng dạy tại chính ngôi trường ông từng mơ ước được theo học - Nhạc viện Hà Nội. 
Để thỏa sức “phiêu” với Jazz, ông cùng nhóm bạn thành lập nhóm nhạc và câu lạc bộ Jazz đầu tiên ở Việt Nam.  Ít ai biết, ông khá long đong với 5 lần chuyển địa điểm câu lạc bộ Jazz và luôn phải bù lỗ với các đêm nhạc Jazz. Ông quyết phát triển câu lạc bộ để mỗi tối các nghệ sĩ trẻ có “đất dụng võ”, cùng nhau đắm mình trong không gian nhạc Jazz. Khán giả yêu Jazz có nơi đến để thưởng thức. 
Trước sau ông luôn khẳng định: “Jazz Club của tôi không bán vé vào cửa. Tôi không mở ra để phục vụ người nước ngoài, tôi mở chỉ để biểu diễn và quảng bá Jazz với người Việt Nam”. Jazz kén người nghe nên kén cả nhà tài trợ. Không thể vì eo hẹp mà không tổ chức những đêm Jazz Việt. Ông tự bỏ tiền túi, các ca sĩ, nhạc công tham gia đều chia sẻ cùng ông.
Làm việc 20/24 giờ để nuôi Jazz
Ông đi giảng dạy, biểu diễn, sáng tác 20/24 giờ một ngày chỉ để… nuôi Jazz. Ông luôn tâm huyết tạo nên một dòng nhạc Jazz mang bản sắc riêng của Việt Nam, vừa cuốn hút được công chúng trong nước, vừa có tiếng nói riêng khi chơi cùng các bạn quốc tế. Dù lỗ, ông vẫn miệt mài tổ chức các đêm nhạc. 
Ông muốn khẳng định một điều: “Jazz thực sự rất “dễ yêu”, rất “đáng yêu” và sẽ rất tuyệt vời khi đã “được yêu”... Qua các đêm nhạc Jazz hy vọng đưa công chúng Việt Nam tiếp cận nhiều hơn dòng âm nhạc đỉnh cao thế giới.
Ở câu lạc bộ nhạc Jazz, mỗi năm có 365 đêm biểu diễn nhạc Jazz, bất kể nắng mưa, các nghệ sĩ đều cống hiến để phục vụ khán giả, có những ngày mất điện, các nghệ sĩ thắp nến để chơi nhạc. Ông cố gắng tạo ra cho các học trò của mình một cái nếp lao động, biết cống hiến để tự nâng cao bản thân mình. “Với buổi biểu diễn của tôi vẫn có những người thưởng thức một cách say mê và nghiêm túc là tôi cảm thấy hứng khởi”.
Tuy không dư dả kinh tế nhưng điều làm ông an ủi rằng một nhạc sĩ chơi Jazz đích thực thích hơn là một người giàu có. “Cuộc sống phải có tiền, nhưng một ngày cũng chỉ ăn ba bữa cơm, hãy làm sao để cuộc sống phong phú. Cả đời tôi phấn đấu vì nhạc Jazz thì đứa con trai của tôi phải tiếp tục con đường tôi đi. Như thế có phải là đẹp cho một dòng họ, một ngành nghề không?”- ông tự hào.
Quá yêu “cô gái” tên Jazz, ông chẳng ngần ngại mà đưa 5 điều ưu tiên: Nhạc Jazz là số 1, số 2 là con, cháu, số 3 là anh em trong gia đình, số 4 là vợ và số 5 tôi mới nghĩ đến mình.  Coi là “số 1” trong cuộc đời của mình, ông có thể ngồi hàng giờ để nói chuyện về “nàng” và nhớ như in những kỷ niệm đáng nhớ trong đời. 
Ngày đầu tiên Festival nhạc Jazz châu Âu được tổ chức tại Hà Nội, ngày đầu tiên có đêm diễn nhạc Jazz tại nhà hát lớn, ngày đầu tiên ban nhạc Jazz lớn nhất Việt Nam ra đời… Sau gần 50 “sống và yêu” Jazz, ông đã “sản sinh” được 4 thế hệ nghệ sĩ nhạc Jazz cùng biểu diễn ở câu lạc bộ, con trai ông - nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc là thế hệ thứ 4.
Với những đóng góp của mình, năm 2001, ông đã được Đại sứ Liên minh Châu Âu ca ngợi là “Huyền thoại sống của nhạc Jazz Việt Nam”. NSƯT Quyền Văn Minh trân trọng những tình cảm đó, với ông, đó là những ghi nhận vì chặng đường ông đã đi. 
Ông chia sẻ: “Con đường này đầy gian truân nhưng cũng có những phút thành công vô giá. Duy trì và phát triển Jazz ở Việt Nam là công việc cuối cùng của đời tôi - đó cũng là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Quyền Văn Minh này”.

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. (Ảnh: Zing.vn)

Vẻ đẹp Tây Hồ trên khuôn nhạc

(PLVN) - Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay. Vẻ đẹp lung linh, lãng mạn của Hồ Tây được hiện lên trên từng khuôn nhạc.

Đọc thêm

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...

Phiêu lưu trong thế giới nghệ thuật rùa biển

Nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà có duyên với các dự án nghệ thuật cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường biển. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Với tỷ lệ sống rất thấp 1/1000 của rùa biển, nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà muốn thông qua hành trình phiêu lưu của rùa biển từ khi sinh ra đến khi được hòa mình vào đại dương, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và tỷ lệ 1/1000 cũng là cái tứ để Cao Thanh Thà chọn tạo ra 1001 rùa biển bằng gốm cho triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình.

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa
(PLVN) - Những năm 60 - 70, Việt Nam có rất nhiều nữ diễn viên nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Trong đó bốn “ngọc nữ” được biết đến nhiều nhất là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga và Trà Giang. Họ đã trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng công chúng bao thế hệ.

'Viollage' gợi nhớ về những miền quê thanh bình

Tình yêu của nghệ sĩ trẻ Quỳnh Như với những miền quê qua "Viollage" (ảnh BTC).
(PLVN) - Những tác phẩm trong album “Viollage” của nghệ sĩ violin Quỳnh Như đều là những giai điệu nhẹ nhàng, thân quen với khán giả từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến nay, gợi nhớ về những miền quê mộc mạc, thanh bình và thắm đượm tình làng, nghĩa xóm.

Nỗ lực, bảo tồn, phát huy giá trị của Hồ Tây, Hà Nội

Bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội (ảnh T.D)
(PLVN) - Ngày 19/6/2024, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN quận Tây Hồ tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí, truyền hình nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo quận Tây Hồ đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của quận 6 tháng đầu năm 2024 và “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024”.

Định hình “căn cước văn hóa” cho di sản nghệ thuật chèo

Vở diễn “Như hạt mưa sa” thắng lớn tại Liên hoan Sân khấu các trường nghệ thuật của châu Á. (Ảnh: Trường ĐH SKĐA Hà Nội)
(PLVN) - Những làn điệu chèo cổ được người dân Đồng bằng Bắc Bộ lưu giữ như một nghệ thuật tiêu biểu, di sản văn hóa quý báu, lan tỏa, vang xa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện Việt Nam đang xúc tiến gửi hồ sơ trình UNESCO xét đưa nghệ thuật chèo vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

'Điểm chạm' văn hóa giữa ballet và văn hóa truyền thống

Thưởng thức nguyên bản kiệt tác Hồ Thiên Nga.
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn sáng tạo và nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt qua những vở diễn nguyên bản đỉnh cao hay sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống và sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

'Tình lỡ' giữa dòng đời nghiệt ngã của nhạc sĩ Thanh Bình

Cố nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết. (Nguồn: HĐN)
(PLVN) - Nhắc đến nhạc sĩ Thanh Bình, có thể sẽ ít người nhớ đến tên tuổi của ông tuy nhiên nhắc đến bài hát “Tình lỡ” thì từ Nam ra Bắc, nhiều người vốn không lạ gì. Nổi tiếng là thế nhưng bài hát không mang lại nhiều danh tiếng, tiền bạc cho nam nhạc sĩ mà mang lại cho ông đường tình duyên buồn như tên gọi “Tình lỡ”.

“Cha để lại cho con” tôn vinh tình phụ tử

"Cha để lại cho con" đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người ( ảnh T.Trung)
(PLVN) - “Công cha như núi Thái Sơn”, nhân Ngày của Cha (16/6), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã ra mắt ca khúc “Cha để lại cho con”. Ca khúc đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người.

Phim 'Gia tài của ngoại' tạo cơn sốt tại Việt Nam

Phim 'Gia tài của ngoại' tạo cơn sốt tại Việt Nam
(PLVN) - Chính thức ra rạp từ ngày 7/6 cùng các suất chiếu đặc biệt từ tối 6/6, “Gia tài của ngoại” (How to Make Millions Before Grandma Dies) đã gây cơn sốt lớn tại rạp Việt, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội Việt Nam.