Càng lên cao càng ... giảm !
Thành phố sớm có nghị quyết phụ vận của Đảng và là nơi có truyền thống thực hiện bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ. Phụ nữ tham gia các cấp ủy Đảng và đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo từ thành phố đến cơ sở. Tỷ lệ nữ tham gia HĐND nhiệm kỳ 2004-2009 so với nhiệm kỳ 1999-2004 ở cấp quận, huyện tăng 0,5%; ở cấp xã, phường, thị trấn tăng 1,8%. Số cán bộ nữ được bầu vào các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND các cấp cũng tăng so với nhiệm kỳ trước. Đặc biệt trong 4 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố gần đây đều có cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Thành ủy. Tỷ lệ cán bộ nữ được bầu, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo diện Thành ủy quản lý từ năm 1999 đến nay trung bình mỗi năm 11,9%; cán bộ nữ là trưởng, phó phòng và tương đương của các sở, ban, ngành và quận, huyện hiện chiếm 20,9% (tăng 3,1% so với năm 2003).
Thời gian qua, với sự tham gia ngày càng nhiều vào các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ nữ góp phần quan trọng vào việc lãnh đạo triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương và thành phố. Tuy nhiên, trong xu hướng chung càng lên cao tỷ lệ cán bộ nữ đảm đương các vị trí chủ chốt càng giảm, Hải Phòng cũng không là ngoại lệ. Theo báo cáo của Thành ủy, tính đến tháng 12-2009, tỷ lệ cán bộ nữ trong diện Thành ủy quản lý chiếm 10,3%, trong đó cán bộ nữ khối các ban Đảng thành phố 36%; khối sở, ngành 8,8% và khối quận, huyện 10,1%. Tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp quận, huyện 20%.
Như vậy, sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ nữ giữ nhiệm vụ chủ chốt ngày càng giảm mạnh. Những ý kiến tại hội thảo “Công tác cán bộ nữ” do Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Hải Phòng, Tổ chức Actionaid Việt
Tháo gỡ rào cản
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Lê Thu Cúc cho rằng, một nguyên nhân tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ Hải Phòng là do sự nhận thức của cấp ủy Đảng, thủ trưởng đơn vị về công tác cán bộ nữ, vai trò của phụ nữ chưa đầy đủ và mang nặng định kiến giới. Vẫn còn tình trạng trọng nam hơn nữ ở một số nơi, dẫn đến việc quy hoạch, đánh giá, đề bạt cán bộ nữ thiếu khách quan, không công bằng. Mặt khác, công tác quy hoạch cán bộ nữ chưa đồng bộ và toàn diện, nhiều nơi làm còn mang tính hình thức, chưa sát thực tiễn của địa phương, đơn vị, chưa thể hiện được tính chiến lược trong công tác này. Đời sống kinh tế, gánh nặng gia đình và sự bất bình đẳng giới tác động đến quá trình phấn đấu của một số ít cán bộ nữ. Vì vậy, để hoàn thành trọng trách được giao, bên cạnh sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, việc tự khẳng định mình, nỗ lực học tập nâng cao trình độ, khéo sắp xếp công việc gia đình, tranh thủ sự chia sẻ, giúp đỡ của người thân, sự cộng tác, động viên của đồng nghiệp là những yêu cầu không thể thiếu đối với cán bộ nữ.
Tháng 11-2009, Thành ủy duyệt quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015 của thành phố, trong đó tỷ lệ cán bộ nữ 17,6%. Cán bộ nữ quy hoạch vào cấp ủy Đảng cấp quận, huyện 23,6%; Ban thường vụ quận, huyện ủy 19,55%; quy hoạch chức danh trưởng, phó các sở, ban, ngành thành phố 20,4%.
|
Để tạo bước chuyển trong công tác cán bộ nữ, Bí thư Quận ủy Đồ Sơn Lê Khắc
Tăng cường công tác cán bộ nữ không phải chỉ nhằm bảo đảm cơ cấu nữ trong bộ máy lãnh đạo, mà là để khơi dậy, phát huy tiềm năng của phụ nữ. Do đó, cần đổi mới nhận thức về phụ nữ với tư cách là một lực lượng quan trọng trong sự phát triển của xã hội, phụ nữ phải được bình đẳng với nam giới về quyền lợi, trách nhiệm. Công tác cán bộ nữ thực chất là một nội dung của nhiệm vụ giải phóng phụ nữ, là nhiệm vụ tất cả thành viên của hệ thống chính trị, do đó nên xác định chỉ tiêu về cán bộ nữ là một nội dung trong nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và đoàn thể và được tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá thi đua hàng năm.
Thanh Thủy