Quy định về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội: Bảo đảm xử lý nghiêm vi phạm nhưng vẫn nhân văn

Đại biểu Nguyễn Văn Huy. (Ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Nguyễn Văn Huy. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa qua, các đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định về việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên theo hướng một mặt thể chế hóa được yêu cầu về xử lý nhân văn hơn đối với người chưa thành niên phạm tội; mặt khác bảo đảm sự công bằng, tính răn đe, góp phần hạn chế tình trạng người chưa thành niên phạm tội.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 gồm 173 điều được bố cục thành 5 phần, 11 chương, quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với NCTN phạm tội; thủ tục tố tụng đối với NCTN là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án; tái hòa nhập cộng đồng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp NCTN...

Thảo luận tại Kỳ họp, quy định về hình phạt đối với NCTN phạm tội là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến. Đại biểu (ĐB) Đặng Thị Bảo Trinh (Đoàn Quảng Nam) bày tỏ tán thành với quy định tại dự thảo Luật, theo đó giữ nguyên hệ thống hình phạt hiện hành, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với NCTN; bổ sung điều luật về hình phạt cảnh cáo cho NCTN khi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Đồng thời, giảm thời gian thử thách khi được hưởng án treo xuống không quá 3 năm. Mở rộng đối tượng NCTN có thể bị phạt tiền và mức tiền phạt không quá 1/3 mức tiền phạt mà điều luật quy định. “Quy định như vậy nhằm bảo đảm sự công bằng trong quá trình thực hiện các quy định về hình phạt tiền đối với người lớn hiện nay...”, ĐB phân tích.

ĐB Đặng Thị Bảo Trinh nhấn mạnh, việc xử lý NCTN phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức, đặc điểm nhân thân, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; áp dụng hình phạt với NCTN phạm tội chỉ được xem là giải pháp cuối cùng. Vì vậy, ĐB đề nghị rà soát kỹ lưỡng về nội dung cụ thể trong 4 loại hình phạt; xem xét một cách nhân văn và thân thiện đối với xử lý NCTN phạm tội để tạo cơ hội cho NCTN có hành vi vi phạm pháp luật sớm sửa sai, làm lại cuộc đời, trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh. (Ảnh: PV)

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh. (Ảnh: PV)

Chung quan điểm, ĐB Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang) đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng nội dung cụ thể của 4 loại hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn để bảo đảm thể chế hóa yêu cầu của Đảng về xử lý nhân văn hơn đối với NCTN. Trong đó, ĐB đề nghị cân nhắc mở rộng trường hợp cảnh cáo áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phạm tội lần đầu, là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể để bảo đảm xử lý nhân văn với NCTN trong trường hợp này.

Cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật về hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn, nhưng ĐB Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định về việc áp dụng hình phạt theo hướng một mặt thể chế hóa được yêu cầu xử lý nhân văn hơn đối với NCTN phạm tội, mở rộng hơn các biện pháp xử lý chuyển hướng có tính chất nhẹ hơn các hình phạt, các biện pháp giám sát, giáo dục theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Mặt khác, cần căn cứ hậu quả, tác hại, mặt khách quan của tội phạm khi quy định mức phạt đối với NCTN phạm tội để bảo đảm sự công bằng, tính giáo dục, răn đe, góp phần hạn chế tình trạng NCTN phạm tội.

ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) dẫn báo cáo của các cơ quan chức năng cho biết, tình trạng trẻ hóa tội phạm đang là vấn đề khá nhức nhối hiện nay. Nhiều vụ án được gây ra bởi NCTN phạm tội mà thủ đoạn và hậu quả để lại vô cùng to lớn, có những vụ gây rúng động xã hội. Theo ĐB, xu hướng tội phạm trẻ hóa như hiện nay đặt ra yêu cầu phải cân nhắc cẩn trọng trong việc xây dựng từng quy định của Luật để vừa bảo đảm tính nhân văn, tạo điều kiện cho NCTN phạm tội nhận thức, khắc phục, sửa chữa sai lầm nhưng vẫn có tính giáo dục, răn đe nghiêm khắc.

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.