Binh đoàn 15 xây chắc “thế trận lòng dân” trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên

(PLVN) -  Chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động Binh đoàn 15 phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn ; hình thành những điểm sáng về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; tạo dựng niềm tin yêu, gắn bó giữa cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc, xây chắc “thế trận lòng dân” trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

Vượt qua gian khó để dựng xây, kiến thiết

Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược, vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, quân và dân Tây Nguyên đã vượt qua mọi gian khổ, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh dũng chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, quân và dân các dân tộc Tây Nguyên khẩn trương tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy tiềm năng, từng bước làm hồi sinh địa bàn chiến lược này. Đây thực sự là công việc khó khăn, gian khổ, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, cùng một lực lượng chuyên trách mới có thể thực hiện thành công.

Đó cũng là cơ sở và tiền đề để Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Quyết định số 68/QĐ-HĐBT, ngày 20-2-1985, thành lập Binh đoàn 15 (gọi tắt là Binh đoàn) trực thuộc Bộ Quốc phòng với nhiệm vụ chủ yếu là: “Xây dựng khu kinh tế - quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên”.

Lãnh đạo Binh đoàn 15 vận động bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới

Lãnh đạo Binh đoàn 15 vận động bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới

Có thể nói, những ngày đầu thành lập, Binh đoàn gặp muôn vàn gian khó. Đơn vị đứng chân trên dọc tuyến biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia dài trên 251 km, địa bàn chủ yếu thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum; đời sống còn rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

Trong khi đó, kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ Binh đoàn còn hạn chế; mô hình kinh tế - quốc phòng chưa có tiền lệ; vốn, máy móc và phương tiện kỹ thuật eo hẹp; diện tích đất tự nhiên phần lớn là đồi núi, rừng hoang hoá, ẩn chứa hiểm họa do chiến tranh để lại như bom, mìn, chất độc hóa học, dịch bệnh… Một số nơi còn tàn quân Fulro liên tục quấy nhiễu, chống phá chính quyền, cản trở công việc làm ăn và cuộc sống của Nhân dân.

Vượt lên gian khó, với bản lĩnh của người lính, bằng sự quyết tâm, nghị lực và nhiệt huyết cách mạng, sự chịu đựng gian khổ, bền bỉ và vững vàng, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, người lao động Binh đoàn nối tiếp nhau, đồng cam cộng khổ, tiên phong đi mở đất; vừa thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Bộ Quốc phòng giao, vừa hoàn thành nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tây Nguyên.

“Trái ngọt” từ sự quyết tâm, đồng thuận và sáng tạo

Binh đoàn thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn 271 thôn, làng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc 41 xã, 9 huyện, thành phố của 4 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, Bình Định. Đồng thời, triển khai thực hiện nhiệm vụ ở 12 bản, 4 huyện thuộc tỉnh A-ta-pư của nước bạn Lào và 8 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Vương quốc Campuchia.

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh, chủ trương nhất quán, xuyên suốt là “Phát triển, mở rộng sản xuất đến đâu, thu hút lao động và xây dựng khu dân cư đến đó”, cùng với địa phương tạo lập thế trận phòng thủ liên hoàn, vững chắc.

Từ đó, những năm qua Binh đoàn đã đưa gần 15.000 hộ gia đình với trên 50.000 nhân khẩu, xây dựng 266 cụm điểm dân cư dọc theo 251 km biên giới, cơ bản xóa tình trạng “trắng” dân trên khu vực biên giới. Các điểm dân cư được xây dựng tập trung, ổn định góp phần giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập mới 3 huyện, 13 xã, 24 thôn, làng trên tuyến biên giới;tạo nguồn, kết nạp được hàng ngàn đảng viên, trong đó có hơn 300 đảng viên là người DTTS.

Bên cạnh 2 sản phẩm chủ lực là cao su, cà phê, Binh đoàn từng bước mở rộng thêm các ngành nghề phục vụ sản xuất và đời sống, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường; thường xuyên tạo việc làm ổn định cho hơn 15.000 lao động, trong đó lao động là người DTTS chiếm trên 60%; hàng chục nghìn người có việc làm phụ.

Từ năm 2020 đến nay, thu nhập bình quân của người lao động từ 7 đến 9 triệu đồng/người/tháng. Tiền lương, chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân được bảo đảm kịp thời, đầy đủ, đời sống người lao động và Nhân dân trên địa bàn từng bước được ổn định, không ngừng được nâng cao. Từ đó, bà con các dân Tây Nguyên tin tưởng vào Đảng, Quân đội, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Để bảo đảm thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc và tạo được thế trận cụm làng, xã chiến đấu, Binh đoàn phối hợp với cấp ủy, chính quyền bố trí các đội sản xuất xen kẽ với 271 thôn, làng, phù hợp với các khu sản xuất tập trung của các công ty, đơn vị, gắn với phương án chiến đấu phòng thủ. Các cụm, điểm dân cư được xây dựng như những pháo đài, phòng tuyến mà ở đó, mỗi người dân là một cột mốc sống nơi biên cương; là những làng, xã chiến đấu mà mỗi công nhân, người lao động là một chiến sĩ cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang tạo thành thế trận phòng thủ liên hoàn trên tuyến biên giới của Tổ quốc.

Đặc biệt, dọc tuyến biên giới, các khu dân cư, đội sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, vườn cây cao su của các đơn vị nằm sát đường tuần tra, cột mốc giới, các đơn vị của Binh đoàn phối hợp chặt chẽ với các đồn biên phòng, cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng tuần tra, kiểm soát, bảo vệ các cột mốc giới, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng xâm nhập, vượt biên trái phép... góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo lập thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc.

Từ năm 2023 đến nay, Binh đoàn chỉ đạo các công ty, xí nghiệp, đoàn kinh tế quốc phòng trực thuộc phối hợp với địa phương lắp đặt 181 kẻng báo động ở cơ quan, đơn vị và một số thôn, làng trọng điểm. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức luyện tập, xử lý các tình huống có thể xảy ra mỗi khi tiếng kẻng báo động vang lên. Cùng với đó, lắp đặt 693 camera an ninh tại các vị trí xung yếu, góp phần xây dựng biên giới ổn định, bình yên.

Dấu ấn nổi bật, riêng có của Binh đoàn là đã sáng tạo, triển khai thực hiện hiệu quả mô hình “Gắn kết hộ” giữa hộ gia đình người Kinh với hộ đồng bào DTTS tại chỗ. Đây là mô hình đậm tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với phong tục tập quán, nếp sống đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Mục tiêu là thực hiện đoàn kết, lấy tình làng, nghĩa xóm gắn kết trên tình cảm anh em, chia ngọt sẻ bùi…

Từ 30 cặp hộ ban đầu năm 2006, đến nay đã có 4.269 cặp hộ gắn kết đã và đang “no đói có nhau”, “sướng khổ cùng nhau” và chắc chắn họ sẽ tiếp tục bên nhau, giúp đỡ nhau để gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Hằng năm, các cặp hộ gắn kết giúp nhau hàng nghìn ngày công lao động, hỗ trợ nhau kỹ thuật, cây giống, con giống để phát triển kinh tế, động viên nhau xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, trở thành những tế bào tích cực của thôn, làng.

Mô hình “Gắn kết hộ” đã góp phần làm thay đổi tư duy một bộ phận lớn hộ gia đình người DTTS, từ phương thức sản xuất tự cung, tự cấp lạc hậu từ nhiều đời chuyển sang phương thức sản xuất hàng hóa, tích lũy và phát triển tư liệu sản xuất, làm cho đời sống số đông bộ phận dân cư được cải thiện; nhiều gia đình là người đồng bào DTTS không chỉ no đủ mà trở nên giàu có, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng/năm.

Lãnh đạo Binh đoàn 15 trao đổi với người dân về kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất cao su

Lãnh đạo Binh đoàn 15 trao đổi với người dân về kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất cao su

Đối với đồng bào DTTS, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn thực hiện phương thức “cầm tay chỉ việc”, bằng sự kiên trì, bền bỉ, truyền cảm hứng, niềm tin, khát vọng chiến thắng đói nghèo. Chính vì vậy, nhiều gia đình thuộc hộ đói, nghèo, nay đã trở thành những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, lao động giỏi, lao động sáng tạo; là những công nhân ưu tú, đoàn viên, hội viên, đảng viên tiêu biểu, giữ những trọng trách trong các khâu sản xuất; có tác dụng dẫn dắt, lan tỏa đối với cộng đồng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Thực tiễn xây dựng và phát triển Binh đoàn trong 40 năm qua là minh chứng sống động khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng, quốc phòng gắn với kinh tế. Những người lính trên mặt trận kinh tế - quốc phòng đã hun đúc nên truyền thống: “Kiên định mục tiêu, vượt mọi gian khó, gắn bó với dân, sáng tạo chuyên cần, đoàn kết quyết thắng”, góp phần tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trên địa chiến lược Tây Nguyên.

Chủ động, sáng tạo, đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc

Thời gian tới, Binh đoàn xác định thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới. Trong đó tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6-12-2022 của Bộ Chính trị “Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về thực hiện nhiệm vụ sản xuất, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh.

Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị; giữ gìn và phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, không để bị động bất ngờ, phối hợp chặt chẽ với địa phương và các lực lượng kịp thời xử lý mọi tình huống, bảo đảm địa bàn luôn ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và đền ơn đáp nghĩa. Quan tâm chăm lo giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho cán bộ, chiến sĩ, người lao động.

Hai là, xây dựng Đảng bộ Binh đoàn vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 847-NQ/QUTW, ngày 28-12-2021 của Quân ủy Trung ương “Về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”, xây dựng tổ chức đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Binh đoàn vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”, các tổ chức quần chúng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng ủy Binh đoàn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chỉ huy, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Binh đoàn trong thời kỳ hội nhập sâu rộng và phát triển năng động của đất nước. Tiếp tục thực hiện hiệu quả học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.

Ba là, tiếp tục phát huy các nguồn lực, quy hoạch, xây dựng các khu dân cư ổn định và phát triển, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động người DTTS ổn định cuộc sống, định cư lâu dài trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, các chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đối với vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Tăng cường đào tạo nghề, bố trí việc làm, tạo thu nhập chính từ các ngành nghề sản xuất, kinh doanh của Binh đoàn, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước xóa đói, thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Bốn là, thường xuyên làm tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề kỹ thuật cho lao động người DTTS đáp ứng nhiệm vụ sản xuất gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề kỹ thuật cho lao động người DTTS trong nuôi trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm các loại cây trồng như cao su, cà phê, hồ tiêu, lúa nước. Rèn luyện kỹ năng, tác phong làm việc, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, từng bước xây dựng đội ngũ lao động người DTTS lành nghề, thành thạo ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Đầu tư nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sự nghiệp giáo dục trên địa bàn đứng chân; chuẩn hóa các trường mầm non, nhà trẻ của Binh đoàn, hỗ trợ các địa phương xây dựng, sửa chữa trường lớp, bảo đảm 100% con em lao động người DTTS được đến trường đúng độ tuổi, tổ chức dạy tiếng phổ thông ngay từ các lớp mầm non, trường mẫu giáo. Hỗ trợ con em người DTTS làm việc trong các đơn vị của Binh đoàn học lên các bậc học cao đẳng, đại học, là cơ sở để tạo nguồn nhân lực lâu dài cho Binh đoàn và các địa phương.

Năm là, tập trung thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân trong vùng dự án, đặc biệt là đồng bào DTTS tại chỗ. Tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền làm chuyển biến nhận thức, bài trừ hủ tục lạc hậu, làm cản trở tới quá trình phát triển. Tham gia tích cực với địa phương xây dựng các cụm, điểm dân cư, thôn, làng đạt tiêu chí về nông thôn mới. Xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa của người dân; tăng cường tiềm lực cho các khu vực phòng thủ.

Như sợi chỉ đỏ xuyên suốt 40 năm xây dựng, phát triển, Binh đoàn luôn dựa vào Nhân dân, gắn bó mật thiết với đồng bào các DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới “như cây một gốc, như con một nhà”, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, củng cố biên giới vững mạnh, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

Với trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quân đội, bằng tình cảm gắn bó máu thịt với đồng bào Tây Nguyên, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động Binh đoàn 15 tiếp tục phát huy truyền thống Anh hùng, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng Tây Nguyên phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

(PLVN) -Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), vào ngày 20/12, Đảng ủy – Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức gặp mặt thân nhân các gia đình liệt sĩ đang công tác tại đơn vị.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình: Nỗ lực cải thiện an ninh biên giới biển và phát triển kinh tế tại địa phương.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân vươn khơi bám biển
(PLVN) - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thái Bình vừa có báo cáo chi tiết về những nỗ lực và thành tựu trong công tác bảo vệ an ninh biên giới biển trong năm qua. Triển khai phương hướng và nhiệm vụ cho năm 2025, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác biên phòng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Hiệp đồng tác chiến bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Bạc Liêu

Hiệp đồng tác chiến bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Bạc Liêu
(PLVN) - Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an, Quân sự và Bộ đội Biên phòng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tăng cường tấn công, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế

Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế trao giải cho các tác giả đạt giải Nhất, Nhì cuộc thi viết về “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III, năm 2024.
(PLVN) - Ngày 17/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết, trao giải 3 cuộc thi: Sáng tác ca khúc về truyền thống, sáng tác logo truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và cuộc thi viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh lần thứ III, năm 2024; đồng thời, công bố phim tài liệu về lịch sử truyền thống LLVT tỉnh.

Quân khuyển miệt mài luyện tập chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế

 HLV và các quân khuyển trên sân diễn tập. (Ảnh: Phương Liên)
(PLVN) - Dưới trời rét căm căm, 88 quân khuyển (chó nghiệp vụ) thuộc Trường Trung cấp 24 Biên phòng và huấn luyện viên (HLV) vẫn miệt mài luyện tập. Đến nay, tất cả cán bộ, chiến sĩ và quân khuyển của Trường đều rất tự tin về màn trình diễn trong Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024.

Hơn 1.200 giáo viên, học sinh được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển đảo và phòng, chống ma túy

Tổ tuyên truyền phát tờ rơi giới thiệu tác hại của ma túy tới học sinh.
(PLVN) - Ngày 16/12, tại TP Hải Phòng, Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 1 - Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền về biển đảo và phòng, chống ma túy cho hơn 1.200 cán bộ, giáo viên, học sinh. Buổi tuyên truyền được thực hiện bằng hình thức trực tiếp tại hội trường và trực tuyến đến 27 lớp học.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.

Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng về biên cương xứ Huế

Tặng quà người dân Bản Ca Lô, tỉnh Sekong (nước bạn Lào).
(PLVN) - Trong khuôn khổ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), lực lượng quân đội, biên phòng Thừa Thiên Huế và các tỉnh Salavan, Sekong (Lào) đã có nhiều hoạt động ý nghĩa tại huyện biên giới A Lưới.

Vùng 2 Hải quân: Lữ đoàn 125 tuyên dương điển hình tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

 Thủ trưởng Lữ đoàn tặng quà cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc.
(PLVN) -  Ngày 12/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tổ chức gặp mặt tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Dự buổi gặp mặt có Đại tá Phạm Minh Chiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn cùng các đồng chí trong Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn.