Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Bảo đảm và bảo vệ tốt nhất lợi ích của người chưa thành niên

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình- đồng thời là Trưởng ban soạn thảo, sẽ lần đầu tiên trình bày trước Quốc hội tờ trình Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình- đồng thời là Trưởng ban soạn thảo, sẽ lần đầu tiên trình bày trước Quốc hội tờ trình Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
(PLVN) -  Theo Ủy ban Tư pháp, việc ban hành một đạo luật chuyên biệt về tư pháp đối với người chưa thành niên (NCTN) không chỉ bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới và hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự mà còn thể hiện Việt Nam đáp ứng và thực thi tích cực, nghiêm túc yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, các khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em Liên hợp quốc.

Đáp ứng đòi hỏi bức thiết của cuộc sống

Theo Ban soạn thảo xây dựng Luật tư pháp người chưa thành niên (NCTN), Việt Nam đã có nhiều bộ luật, luật, văn bản dưới luật điều chỉnh về tư pháp hình sự đối với NCTN. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: Hệ thống hình phạt hiện hành còn một số sai sót, không thực hiện được trong thực tế; một số quy định chưa phù hợp với độ tuổi, đặc điểm, tính chất hành vi phạm tội của NCTN; một số hình phạt không có sự phân hóa giữa NCTN và người trưởng thành; mức hình phạt tù tối đa áp dụng với NCTN vẫn còn rất nghiêm khắc; điều kiện NCTN được tha tù trước hạn vẫn còn chặt chẽ;

Các biện pháp giám sát, giáo dục đã được quy định nhưng hầu như không được áp dụng, thiếu tính khả thi và còn nhiều bất cập; các biện pháp xử lý chuyển hướng còn ít và mang tính hình thức, thiếu cơ chế phục hồi cho NCTN; thủ tục tố tụng hình sự chưa thực sự thân thiện, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, khả năng nhận thức và sự phát triển của NCTN; một số quy định chưa bảo đảm được lợi ích tốt nhất cho NCTN; thiếu thiết chế bảo vệ NCTN là bị hại, người làm chứng;

Hệ thống pháp luật hiện hành chưa thiết lập được cơ chế điều phối quốc gia để giải quyết hiệu quả các vấn đề về tư pháp NCTN; chưa quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm của người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp NCTN; quy định về thi hành án, tái hòa nhập cộng đồng đối với NCTN còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao. Có khả năng tạo ra sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với NCTN…

Ngoài hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành, thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự có NCTN tham gia cho thấy thủ tục giải quyết còn rườm rà, thời gian giải quyết còn dài; quan điểm xử lý NCTN phạm tội vẫn còn nặng về răn đe, áp dụng hình phạt mà chưa xác định việc trừng phạt chỉ nên được sử dụng như là biện pháp cuối cùng; chưa chú trọng tạo cơ hội cho NCTN phạm tội sửa chữa, cải thiện hành vi; hoạt động tư pháp NCTN được phân công cho nhiều cấp, nhiều ngành nhưng không có cơ quan chủ trì điều phối, vì vậy, phối hợp liên ngành còn thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả; nguồn lực đầu tư cho việc chăm sóc, bảo vệ NCTN trong hoạt động tố tụng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu;... “Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm, tái phạm vẫn còn cao và có xu hướng gia tăng”, theo Ban soạn thảo..

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng, các văn kiện này đều khuyến nghị đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tư pháp người chưa thành niên. Tuy vậy, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có Luật Tư pháp người chưa thành niên. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới đều đã có đạo luật này. Riêng ở khu vực ASEAN hiện đã có 9/10 quốc gia có Luật Tư pháp NCTN. Vì vậy, năm 2022 Ủy ban quyền trẻ em Liên hợp quốc đã khuyến nghị Việt Nam “xây dựng và thông qua một đạo luật toàn diện về tư pháp trẻ em, cung cấp khuôn khổ pháp lý cho hệ thống tư pháp trẻ em”.

Từ những phân tích nêu trên, theo Ban soạn thảo, việc xây dựng và ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên là khách quan và cần thiết.

Bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương trong hoạt động tư pháp hình sự

Đáng chú ý, theo Ban soạn thảo, tư pháp hình sự đối với NCTN là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tình cảm, nhận thức; thiếu kiến thức xã hội, pháp luật; hành động cảm tính, bốc đồng, manh động; khó kiểm soát cảm xúc; hạn chế trong việc phòng, tránh rủi ro và các hành vi nguy hiểm. Đây là nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội nên cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, nhất là trong hoạt động tư pháp hình sự. Vì vậy, chính sách về tư pháp hình sự đối với NCTN cần có tiếp cận chuyên biệt, toàn diện, phù hợp với lứa tuổi, khả năng nhận thức của các em và hướng tới mục đích chính là giáo dục, cải tạo, giúp đỡ NCTN tự sửa chữa sai lầm, cải thiện nhận thức và hành vi, trở thành công dân tốt cho xã hội.

Thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của TANDTC.

Theo UBTP, việc ban hành Luật bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới và hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự đối với NCTN; bảo đảm và bảo vệ tốt nhất lợi ích của NCTN. Dự thảo Luật khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành, chỉ điều chỉnh một số chính sách hình sự và thủ tục tố tụng hình sự đối với NCTN trên nền của các quy định vốn được dành cho người trưởng thành, mà thiếu cách tiếp cận có tính chuyên biệt, hệ thống và toàn diện.

Đồng thời, Tờ trình xác định quan điểm cùng với việc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho NCTN thì phải bảo đảm sự an toàn của cộng đồng, bảo vệ và hỗ trợ cho nạn nhân trong quá trình tố tụng là phù hợp. “Việc ban hành một đạo luật chuyên biệt về tư pháp đối với NCTN thể hiện Việt Nam đáp ứng và thực thi tích cực, nghiêm túc yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, các khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em Liên hợp quốc.”, theo UBTP.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình- đồng thời là Trưởng ban soạn thảo, sẽ trình bày tờ trình Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Dự thảo Luật gồm 173 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương.

Theo Ban soạn thảo, việc xây dựng Luật Tư pháp NCTN là thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp; giáo dục, bảo vệ NCTN; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; Bảo đảm trật tự an toàn xã hội và bảo vệ nạn nhân khi giải quyết vụ việc có NCTN. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm nhưng vẫn nhân văn, tạo cơ hội sửa chữa lỗi lầm đối với NCTN phạm tội; Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho NCTN; việc xử lý NCTN phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức, đặc điểm nhân thân, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; áp dụng hình phạt với NCTN phạm tội chỉ được xem là giải pháp cuối cùng; áp dụng thủ tục tố tụng thân thiện trong suốt quá trình giải quyết vụ việc; Nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Đọc thêm

Xúc động lễ đón 27 hài cốt liệt sĩ hy sinh trên đất bạn Campuchia về nước

Xúc động lễ đón 27 hài cốt liệt sĩ hy sinh trên đất bạn Campuchia về nước
(PLVN) - Ngày 4/7, tại Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), Ban Chỉ đạo tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (Ban Chỉ đạo 515) tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ đón hài cốt liệt sĩ và Đội K92 - Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang về nước, kết thúc nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại Campuchia giai đoạn XXIII (mùa khô 2023-2024).

Biểu dương sự nỗ lực của Bộ đội Biên Phòng TP Hải Phòng

Đại biểu tham dự Đại hội.
(PLVN) -  Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn -- Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực cố gắng, đoàn kết, phấn đấu vươn lên của cán bộ, chiến sĩ BĐBP TP Hải Phòng. Với những kết quả đã đạt được, BĐBP TP Hải Phòng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 2 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba...

Đổi mới tư duy dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ cán bộ

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm việc với Ban Đối ngoại Trung ương. (Ảnh: Thùy Linh)
(PLVN) - Tinh thần trên được Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban Đối ngoại Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, diễn ra hôm qua (4/7).

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Tại Việt Nam, không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: Tại Việt Nam, không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật.

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. Trả lời phỏng vấn về chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến thăm đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất.

Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đều hoạt động hiệu quả

Viettel đã cung cấp sản phẩm 5G cả phần cứng và phần mềm. (Ảnh: Viettel)
(PLVN) -  Năm 2023, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp (DN) do Bộ Quốc phòng (BQP) trực tiếp quản lý đều có hiệu quả; các chỉ tiêu về tài chính - kinh tế cơ bản đều vượt kế hoạch năm, tăng trưởng hơn năm trước. Tổng doanh thu vượt 6,7% kế hoạch, tăng 6,2% so với năm trước, chiếm 77,26% doanh thu của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do BQP quản lý. Tổng lợi nhuận trước thuế là 48.212 tỷ đồng.

Trưởng Ban Dân vận Trung ương khảo sát các dự án tại Quảng Bình

Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng tặng quà cho cán bộ, công nhân thi công DA Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Ảnh: Phong Hà

(PLVN) -  Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài biểu dương tầm nhìn chiến lược, nỗ lực của tỉnh Quảng Bình trong việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án và biểu dương những hoạt động an sinh xã hội, hiệu quả tích cực từ mô hình “Dân vận khéo” mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 3/7, tại Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc làm việc với lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử, xây dựng, hạ tầng, sản xuất thép, thương mại, dịch vụ, dược phẩm, sinh học… Các tập đoàn đều mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.