Bộ Chính trị quy định thẩm quyền người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ cấp dưới

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
(PLVN) -  Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định số 148-QĐ/TW áp dụng đối với người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị (gọi tắt là người đứng đầu cơ quan); cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là cán bộ).

Việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Việc tạm đình chỉ đối với các chức danh cấp uỷ viên, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, các chức danh tư pháp, ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ủy viên ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của tổ chức.

Quy định số 148-QĐ/TW quy định rõ căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết: Cán bộ có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân; Cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ; Cán bộ đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý; Cán bộ bị kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng: Cán bộ bị khởi tố để phục vụ công tác điều tra; Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của cán bộ, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác, Quy định số 148-QĐ/TW nêu rõ:

Người đứng đầu có quyền quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới theo Danh mục kèm theo Quy định này khi có một trong những căn cứ được quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định. Trường hợp chưa có trong Danh mục thì do người đứng đầu cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và quản lý xem xét, quyết định tạm đình chỉ công tác.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; các cơ quan, đơn vị thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

Đề nghị cơ quan chức năng, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ, xử lý vi phạm theo quy định.

Yêu cầu cán bộ bị tạm đình chỉ công tác chấp hành các yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền để phục vụ công tác xác minh, làm rõ, xử lý vi phạm.

Quy định số 148-QĐ/TW quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác:

Kịp thời ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới khi có một trong những căn cứ được quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này; huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác trong trường hợp không đúng quy định hoặc khi có kết luận không vi phạm, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Chịu trách nhiệm về việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác. Công bố quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định huỷ bỏ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác và gửi quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định huỷ bỏ tạm đình chỉ công tác đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ nếu có nhiều tình tiết phức tạp cần có thời gian tiếp tục xác minh, làm rõ vi phạm của cán bộ thì báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ trước khi gia hạn tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác, Quy định số 148-QĐ/TW:

Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phải gia hạn thì thời gian gia hạn tạm đình chỉ công tác tối đa không quá 15 ngày làm việc.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng; thanh tra; kiểm tra; kiểm toán; thi hành án.

Quyết định tạm đình chỉ công tác đương nhiên hết hiệu lực thi hành khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác.

Đọc thêm

Đưa chính sách đặc thù cho vùng ĐBSCL phát triển

Đưa chính sách đặc thù cho vùng ĐBSCL phát triển
(PLVN) - Trong Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ tư vừa diễn ra tại Cà Mau, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 5 cơ chế, chính sách đặc thù để cho vùng ĐBSCL đột phá và phát triển.

Báo chí với công tác lập pháp của Quốc hội

Hình ảnh tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Trong thành tựu chung của Quốc hội luôn có sự đồng hành, đóng góp quan trọng của các cơ quan thông tấn báo chí. Cùng với việc góp phần đưa các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm đi vào cuộc sống, báo chí cũng cung cấp những thông tin từ thực tiễn đến các cơ quan của Quốc hội, những người làm công tác xây dựng pháp luật, giúp cho công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu đề ra.

Phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách, pháp luật

Truyền thông chính sách góp phần tạo đồng thuận trong xã hội từ sớm, từ xa. (Ảnh minh họa: Baodantoc.vn)
(PLVN) - Thực tế cho thấy, truyền thông chính sách là một trong những kênh quan trọng và bảo đảm việc thực hiện quyền làm chủ của người dân trong tham gia xây dựng pháp luật, qua đó góp phần củng cố và xây dựng niềm tin của Nhân dân đối với mỗi chủ trương, chính sách mới được ban hành. Trong công cuộc đó, báo chí được đánh giá là kênh truyền thông quan trọng nhất.

Quy hoạch Thủ Đô: Mở ra giai đoạn phát triển mới

Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Để thực hiện được các mục tiêu phát triển rất cao đề ra, bản thân Quy hoạch Thủ đô đã xác định rõ những nguồn lực trong thời gian tới, như đất đai, văn hóa, con người, nguồn lực về tài nguyên số.

Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 tại Quảng Trị

Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 - Gắn kết những nhịp cầu.

(PLVN) - Tối 6/7, tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương ghi nhận nỗ lực của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, ngày 6/7, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc - Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Bộ Công an thay Người phát ngôn

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn Bộ Công an. Ảnh: Bộ Công an
Bộ trưởng Bộ Công an phân công Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ Công an, thay Trung tướng Tô Ân Xô.

Quyết định mới về nhân sự của Thủ tướng

Quyết định mới về nhân sự của Thủ tướng
(PLVN) - Theo Quyết định của Thủ tướng, bà Mai Thị Thu Vân được bổ nhiệm lại giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Lê Anh Tuấn tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải...

Thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán nhà nước

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc KTNN.
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sự ra đời của Cục Công nghệ thông tin không chỉ nhằm kiện toàn tổ chức mà còn mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của KTNN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán sẽ giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động kiểm toán.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thăm và tặng quà tại Quảng Trị

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tặng quà cho gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nậy ở xã thôn Gia Môn, xã Phong Bình, huyện Gio Linh. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)
(PLVN) - Nhân dịp Lễ hội Vì Hòa bình, 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 5/7, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long dẫn đầu đã thăm, tặng quà tại Quảng Trị.