Quy định dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trình dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Căn cứ nhu cầu từng tỉnh

Theo dự thảo Thông tư, UBND cấp tỉnh căn cứ thực tế việc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương, chỉ đạo và phối hợp với chính quyền các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội xác định nguyện vọng, nhu cầu học tiếng DTTS của người DTTS.

Bộ chữ tiếng DTTS được dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là bộ chữ cổ truyền đã được lưu hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc, được cơ quan chuyên môn xác định; là bộ chữ được Chính phủ ban hành hoặc UBND cấp tỉnh phê chuẩn. Đối với các tiếng DTTS có nhiều bộ chữ, việc lựa chọn bộ chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quyết định.

Chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng DTTS được tổ chức biên soạn và thẩm định theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Giáo viên dạy tiếng DTTS đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng về chuyên môn dạy học tiếng DTTS theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục. Các tỉnh thiếu giáo viên dạy tiếng DTTS được sử dụng đội ngũ giáo viên của từng cấp học, có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS tham gia giảng dạy tiếng DTTS ở cấp học đó hoặc người có trình độ cử nhân, có chứng bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Về quy trình đưa tiếng DTTS vào dạy học, dự thảo Thông tư nêu rõ, hằng năm vào đầu năm học, cơ sở giáo dục tổng hợp nguyện vọng, nhu cầu học tiếng DTTS của người học, báo cáo cơ quan chuyên môn có thẩm quyền (Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT). Sở GD&ĐT tổng hợp nguyện vọng, nhu cầu học tiếng DTTS của người học từ các Phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào các điều kiện tổ chức dạy học cụ thể của địa phương xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT về việc dạy học tiếng DTTS trên địa bàn.

Nội dung, phương pháp và kế hoạch dạy học tiếng DTTS được quy định trong từng chương trình tiếng DTTS hiện hành do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.

Hỗ trợ tối đa học sinh và giáo viên

Về hình thức học, theo dự thảo Thông tư, môn tiếng DTTS được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, sử dụng thời lượng tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

Hình thức tổ chức dạy học theo lớp học được quy định tại chương trình giáo dục phổ thông; chương trình giáo dục thường xuyên; điều lệ trường tiểu học; điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

Việc tổ chức lớp học tiếng DTTS được quy định như sau: Trường hợp tất cả số người học trong một lớp học theo cấp học đều có nguyện vọng học một thứ tiếng DTTS và cùng một trình độ thì lớp học tiếng DTTS đồng thời với lớp theo cấp học. Trường hợp lớp học chỉ có một số người học có nguyện vọng học một thứ tiếng DTTS thì lớp học sẽ được tách riêng và người học của lớp bao gồm: Người học của một lớp hoặc người học của nhiều lớp khác nhau trong cùng một trường, một cấp học, có nguyện vọng học cùng một thứ tiếng DTTS và cùng một trình độ. Số người học của lớp học tiếng DTTS tối thiểu không dưới 10 người/lớp.

Người học hoàn thành chương trình tiếng DTTS theo cấp học (từ lớp 9 trở lên) được kiểm tra, đánh giá, xếp loại và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành trình độ của cấp học.

Giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học tiếng DTTS tại các cơ sở đào tạo (trường đại học sư phạm, đại học có khoa sư phạm) được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS theo hình thức giáo dục chính quy hoặc hình thức giáo dục thường xuyên. Các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS tổ chức xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo phù hợp với từng tiếng DTTS theo thẩm quyền. Nếu giáo viên dạy học tiếng DTTS chưa đạt chuẩn đào tạo dạy học tiếng DTTS được bồi dưỡng ngắn hạn để có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đọc thêm

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.