Bất đắc dĩ mới phải lập quỹ đen
1. Từ ngày cơ quan trả lương qua thẻ ATM, anh Khiêm (khu tập thể Thành Công) suốt ngày than phiền vì mỗi ngày chỉ có 50.000đ tiêu vặt. Thẻ thì vợ giữ và quản lý. Nếu cần việc gì như cưới hỏi, thăm người ốm, anh phải báo cáo vợ thì mới được duyệt chi.
Thế nhưng, nhưng khoản như nhậu nhẹt, thỉnh thoảng biếu thêm ông bà nội một vài đồng, cho cậu em út đang học ĐH thì không phải lúc nào vợ anh cũng tươi cười và chấp nhận. “Ông bà có lương hưu rồi. Việc lo cho chú út là việc của anh cả, đâu đến lượt nhà mình. Còn bao nhiêu khoản phải chi kia kìa”.
Tiền là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ để duy trì hạnh phúc gia đình |
Cái khó ló cái khôn. Anh nhận lời thiết kế thêm vào buổi tối, chạy chọt hộ mấy thủ tục làm đăng ký sổ đỏ. Tiền tươi thóc thật. Thỉnh thoảng đem về cho vợ một cục làm vợ vui ra mặt. Anh cũng cất bớt được một ít, phòng khi có việc cần, rủng rỉnh tiêu xài.
Một lần về nhà say quá, anh lên giường ngủ luôn, chưa kịp cất tiền đối tác vừa đưa. Vợ anh cất quần áo cho chồng, cũng nhìn thấy xập tiền dày cộp, trong khi chồng bảo đi ăn đầy tháng con của bạn? Tập tiền kia ở đâu ra?
Sáng hôm sau tỉnh dậy, vợ anh gào khóc thảm thiết, trách chồng sao lại đi ngoại tình với con nào. Còn anh chột dạ, nghĩ là vợ biết hết mọi việc, bèn khai tất tấn tật. Giải thích mọi lời chị không nghe, khăng khăng cho rằng anh giấu tiền vì chuẩn bị làm ga xép.
Anh thành khẩn đưa hết số tiền bấy lâu tích cóp làm quỹ đen, nhờ bạn bè đến thanh minh hộ cũng chẳng ăn thua. Vợ anh nhất định đưa con về nhà ngoại và đòi ly thân với lý do: “Sao mà ngủ chung được với người đã lừa dối mình bấy lâu?”.
Chị đem gửi vào sổ tiết kiệm để lấy lãi hàng tháng chi tiêu thêm vào cho gia đình. Định nói với chồng bao nhiêu lần rồi chị lại thôi. Bạn chị vẫn bảo: “Đi lấy chồng, phải có một quỹ phòng thân. Nhà đứng tên mẹ chồng mày. Nếu mà có chuyện gì, mày chỉ có nước xách nón tay trắng ra đường”.
Thực ra chị cũng không nghĩ đến kết cục bi đát thế. Nhưng đúng là phòng thân vẫn hơn. Bố mẹ già ở quê, nhỡ có chuyện gì cần. Đằng nào tiền lãi mình vẫn chi dùng cho gia đình.
Một lần chồng chị về lấy giấy tờ, lục lại thấy quyển sổ tiết kiệm. Anh bực lắm, không thèm nói chuyện gì với chị, coi như vợ không có mặt ở nhà. Lúc nào anh cũng nhấm nhẳng một câu: “Toi là thằng vô dụng, có kiếm ra được tiền đâu mà nói chuyện”.
Anh cũng chẳng tin vợ làm ăn có lãi nhiều tiền như vậy. Chắc chắn có thằng nào bao chứ còn gì nữa?
Khi quỹ đen bị lộ
Theo các chuyên gia tâm lý, việc lập quỹ đen hay không cần xem xét vào từng gia đình cụ thể. Nếu gia đình có vợ/chồng tiêu hoang phí, cờ bạc thì người còn lại cũng nên lập cho mình một quỹ đen để phòng thân và phòng... cho cả gia đình. Nhỡ có chuyện gì xảy ra.
Hiện nay, nhiều người chồng/vợ cũng quá khắt khe trong chi tiêu, hoặc khó khăn trong việc giúp đỡ bên nội/bên ngoại nên việc lập quỹ đen là một cứu cách rất hiệu quả. Trong ấm ngoài êm cả gia đình.
Nếu hai vợ chồng đều minh bạch, biết chi tiêu tính toán trong gia đình, cũng chẳng nên lập quỹ đen làm gì. Có thể thay vào đó là một khoản quỹ chung của hai vợ chồng. Hàng tháng góp gạo vào đó để chi tiêu những chuyện lớn trong gia đình.
Khi quỹ đen chẳng may bị lộ, hai vợ chồng cần ngồi lại, nói chuyện cụ tỉ vì sao lại có quỹ đen, để làm gì và vì mục đích gì, giải tỏa những nghi ngờ không đáng có. Từ đó, rút kinh nghiệm trong hành vi ứng xử của cả vợ lẫn chồng để không làm tổn thương đến nửa kia của mình.
Hãy luôn nhớ, tiền là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ để duy trì hạnh phúc gia đình.