Tỷ phú Bill Gates tiết lộ về "8 loại vắc-xin tiềm năng” chống COVID-19

Bill Gates kêu gọi các thành viên G-20 tài trợ để phát triển vắc-xin chống lại virus corona. Ảnh: Yonhap
Bill Gates kêu gọi các thành viên G-20 tài trợ để phát triển vắc-xin chống lại virus corona. Ảnh: Yonhap
(PLVN) - "Các quốc gia cần đầu tư vào nhiều loại cơ sở sản xuất vắc-xin khác nhau dù biết rằng một số sẽ không bao giờ được sử dụng. Nếu không, chúng ta sẽ lãng phí hàng tháng để chờ nhà sản xuất phù hợp mở rộng quy mô sản xuất"- Bill Gates nói trong bài phát triển tại Hàn Quốc hôm 12/4.

Trong một phát biểu  dành riêng cho Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap vào Chủ nhật -12/4, Tỷ phú Bill Gates, đồng sáng lập hãng Microsoft, lưu ý rằng COVID-19 chưa ảnh hưởng đến nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình, và các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là G- 20, phải có động thái để giữ nguyên tình trạng này vì "đó chỉ là vấn đề thời gian".

Thiết bị bảo vệ chống COVID-19 phải đến đúng người

Gates đặt ra ba bước cho các nhà lãnh đạo toàn cầu: đảm bảo phân phối nguồn lực hợp lý như mặt nạ và xét nghiệm chẩn đoán, cung cấp tài trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cho vắc-xin, sau đó sản xuất và cung cấp vắc-xin.

Phát biểu về thiết bị bảo vệ, Gates nói đề cập đến việc phân phối sao cho đến đúng người chứ không đơn giản là "người trả giá cao nhất". Ông lưu ý, khai thác nguồn lực tư nhân trong sản xuất các thiết bị bảo vệ không nên phụ thuộc vào "cuộc chiến đấu thầu giữa quốc gia" nếu không COVID-19 sẽ "giết chết nhiều người hơn". Theo ông Gates, "Chúng ta cần triển khai các nguồn lực dựa trên nhu cầu y tế và y tế công cộng".

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo thế giới nên làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để có một văn bản ràng buộc trách nhiệm của tất cả các quốc gia tham gia trong vấn đề này.

Cần ít nhất 2 tỷ USD để phát triển vắc-xin chống COVID-19

Tỷ phú Biil Gates kêu gọi các nhà lãnh đạo cam kết tài trợ cho R&D để phát triển vắc-xin.

Ông cho biết Liên minh Sáng kiến dự phòng chống dịch bệnh (CEPI), do Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ, Wellcome Trust và các Chính phủ đang phát triển "ít nhất tám loại vắc-xin tiềm năng" cho COVID-19, với mong muốn ít nhất một loại sẽ sẵn sàng trong vòng 18 tháng tới.

Gates cho biết đây sẽ là "quá trình nhanh nhất mà con người từng thấy từ khi xuất hiện mầm bệnh hoàn toàn mới đến việc phát triển một loại vắc-xin chống lại nó", nhưng tốc độ đó sẽ phụ thuộc vào tài trợ. "Nhiều quốc gia đã đóng góp cho CEPI trong vòng hai tuần qua, nhưng Liên minh cần ít nhất 2 tỷ USD cho công việc của họ", ông nói.

Và việc tài trợ không nên dừng lại ở đó, ông nói, vì giá thành không chỉ bao gồm chi phí sản xuất và cung cấp vắc-xin. "Chúng tôi không chắc chắn loại vắc-xin nào sẽ hiệu quả nhất và mỗi loại đòi hỏi phải có công nghệ độc đáo để tạo ra", Gates nói.

"Điều đó có nghĩa là các quốc gia cần đầu tư vào nhiều loại cơ sở sản xuất khác nhau dù biết rằng một số sẽ không bao giờ được sử dụng. Nếu không, chúng ta sẽ lãng phí hàng tháng để chờ nhà sản xuất phù hợp mở rộng quy mô sản xuất".

Gates cho biết bất kỳ loại vắc-xin COVID-19 nào cũng phải được phân loại là "hàng hóa công cộng toàn cầu" và vẫn có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận đối với tất cả mọi người.

Ông trích dẫn ví dụ của Gavi, Liên minh vắc-xin, một tổ chức đã làm việc với WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) để giới thiệu 13 loại vắc-xin mới cho 73 quốc gia nghèo nhất thế giới. Gavi, được thành lập bởi Quỹ Bill và Melinda Gates vào năm 1999, sẽ cần "7,4 tỷ USD trong năm năm tới" chỉ để duy trì nỗ lực tiêm chủng hiện tại. Cung cấp vắc-xin COVID-19 sẽ tốn kém hơn.

Tỷ phú Bill Gates nhấn mạnh, bỏ ra hàng tỷ USD để R&D vắc-xin chống COVID-19 đưa vào thời điểm mà toàn bộ nền kinh tế đang chậm lại có vẻ "rất tốn kém", "nhưng chúng chẳng là gì so với chi phí cho nỗ lực tiêm chủng bị phá hoại và bùng phát lâu hơn. Đại dịch nhắc nhở chúng ta rằng giúp đỡ người khác không chỉ là điều đúng đắn mà đó cũng là điều thông minh để làm".

Thông qua Quỹ Bill và Melinda Gates, ông trùm kinh doanh đã là một nhà từ thiện tích cực và đã chiến đấu chống lại các bệnh như bệnh lao, sốt rét và bại liệt.

Quỹ Bill và Melinda Gates đã quyên góp 100 triệu USD để nghiên cứu vắc-xin chữa COVID-19. Khoản quyên tặng này nhằm hồi đáp lời kêu gọi đóng góp 675 triệu USD trên toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm chống lại sự lây lan của dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.