Phát hiện vaccine COVID-19 giả ở chợ đen Mexico, Ba Lan

Hình ảnh vaccine COVID-19 của Pfizer.
Hình ảnh vaccine COVID-19 của Pfizer.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hãng dược phẩm Mỹ Pfizer đã phát hiện một loạt vaccine giả thương hiệu hãng này được sử dụng ở nước ngoài. Có nơi, người dân phải trả 1.000 USD để được tiêm vaccine giả.

Hãng dược phẩm Mỹ Pfizer xác nhận vaccine Covid-19 khả nghi thu được ở Mexico và Ba Lan đều là giả, với giá lên tới 1.000 USD/ mũi so với giá thực tế dưới 20 USD.

"Chúng tôi hiểu rõ tỷ lệ lừa đảo, hàng giả và các hoạt động bất hợp pháp khác liên quan vaccine cũng như các phương pháp điều trị Covid-19 sẽ gia tăng trong môi trường được thúc đẩy bởi sự dễ dàng, thuận tiện của thương mại điện tử và tính ẩn danh trên Internet", phát ngôn viên nhà sản xuất dược phẩm Mỹ Pfizer hôm 21/4 cho hay.

Thông cáo được đưa ra sau khi giới chức Mexico phát hiện 80 người được tiêm vaccine Covid-19 Pfizer giả tại một phòng khám ở nước này. Loại chất họ được tiêm dường như vô hại về mặt thể chất, nhưng cũng không có tác dụng phòng ngừa Covid-19.

May mắn là không có báo cáo nào về tổn hại thể chất từ những người được tiêm.

Pfizer cho hay đang làm việc với các chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để chống lại hoạt động buôn bán bất hợp pháp này.

Pfizer đồng thời cảnh báo, "không có vaccine hợp pháp nào được rao bán trực tuyến".

Hàng ngàn liều vaccine phòng COVID-19 giả đã được cảnh sát thu giữ ở Trung Quốc và Nam Phi hồi tháng 3 vừa qua.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.