Phản ứng phương Tây về vụ ông Navalny bị đầu độc, Nga nói gì?

Ông Alexey Navalny đã được chuyển đến thủ đô của Đức từ thành phố Omsk (vùng Siberia, Nga) vào sáng ngày 22/8, hiện ông đang hôn mê nhân tạo trong một phòng chăm sóc đặc biệt.
Ông Alexey Navalny đã được chuyển đến thủ đô của Đức từ thành phố Omsk (vùng Siberia, Nga) vào sáng ngày 22/8, hiện ông đang hôn mê nhân tạo trong một phòng chăm sóc đặc biệt.
(PLVN) - Một loạt các nước phương Tây đã chỉ trích và yêu cầu chính quyền Moscow giải thích chuyện gì đã xảy ra sau khi Đức công bố thông tin chính trị gia đối lập Alexei Navalny đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh thuộc nhóm "Novichok".

Việc ngày 2/8 Đức tuyên bố tìm thấy chất độc thần kinh Novichok trong các mẫu bệnh phẩm lấy từ ông Navalny kéo theo phản ứng của một loạt nhà lãnh đạo phương Tây. Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó nói rằng, hy vọng Nga sẽ đưa ra lời giải thích phù hợp về thông tin chính trị gia đối lập Alexei Navalny bị tấn công bằng chất độc thần kinh Novichok. 

Thủ tướng Merkel đồng thời cho biết thêm Đức sẽ tham vấn với các đồng minh NATO về cách phản ứng phù hợp, mở ra khả năng phương Tây có thể sẽ áp đặt các lệnh cấm vận mới chống lại Nga.

Thủ tướng Anh Boris Johnson lên án vụ việc là "tàn nhẫn" và nói: "Chính phủ Nga bây giờ phải giải thích những gì đã xảy ra với ông Navalny".

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) - bà Ursula von der Leyen - đã nói vụ đầu độc là một hành động "đáng khinh và hèn nhát". Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã gọi vụ đầu độc là một hành động "gây sốc" và xác nhận Paris đang liên hệ với Berlin, các tổ chức liên quan để làm rõ hơn sự việc, đặc biệt là Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW).

Ngoài ra, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4/9 dự kiến cũng tổ chức cuộc họp khẩn cấp về vụ đầu độc. Trước đó, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng chỉ trích việc sử dụng chất độc Novichok và kêu gọi Nga tiến hành điều tra "đầy đủ và minh bạch".

Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, Nga không có lý do gì để buộc tội mình vì tình huống với Alexei Navalny. "Nên nói cẩn thận ở đây về những cáo buộc đối với nhà nước Nga. Tuy nhiên, không có cáo buộc nào và không có lý do gì để buộc tội nhà nước Nga... Và chúng tôi không có khuynh hướng nhận thức bất kỳ cáo buộc nào về vấn đề này... Trong trường hợp này, chúng tôi không hiểu lý do gì để thảo luận về các lệnh cấm vận chống lại Nga", RIA Novosti dẫn lời ông Peskov. 

Chính quyền Nga cho rằng không thấy có lý do gì để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Alexei Navalny (44 tuổi) là một nhà lãnh đạo đối lập người Nga. Vào tháng 12/2016, Navalny tuyên bố ý định tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, diễn ra vào tháng 3/2018, nhưng vào ngày 25/12/2017, Ủy ban Bầu cử Trung ương đã từ chối đăng ký tư cách ứng cử viên của ông do có tiền án tiền sự trước đó.

Hôm thứ Năm – 10/8, chiếc máy bay mà ông Navalny bay từ Tomsk đến Moskva đã phải khẩn cấp hạ cánh xuống Omsk do ông cảm thấy mệt. Ông Navalny sau đó được đưa vào bệnh viện cấp cứu số 1, được chăm sóc đặc biệt. Giả thuyết rõ nhất về việc này là nghi ngờ ông bị đầu độc khi uống cà phê tại sân bay trước khi lên máy bay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...