Ngày đẫm máu ở Myanmar: Ít nhất 39 người thiệt mạng, nhiều nhà máy Trung Quốc bị đốt

Người biểu tình trên đường phố Yangon, Myanmar. Ảnh: Reuters.
Người biểu tình trên đường phố Yangon, Myanmar. Ảnh: Reuters.
(PLVN) -  Ít nhất 39 người thiệt mạng tại các cuộc biểu tình trên khắp Myanmar vào ngày 14/3, khiến ngày này trở thành ngày đẫm máu nhất kể từ chính biến 1 tháng Hai, trong khi nhiều nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc bị đốt và nhân viên Trung Quốc bị thương.

Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ một nhóm các nhà hoạt động Myanmar cho biết, lực lượng an ninh đã giết chết ít nhất 22 người biểu tình phản đối đảo chính tại khu công nghiệp nghèo Hlaing Thayar ở ngoại ô thành phố Yangon vào ngày 14/3 sau khi một số nhà máy Trung Quốc bị đốt cháy ở khu vực này.

Hãng này cũng dẫn thông tin từ Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP), theo đó, 16 người biểu tình đã thiệt mạng tại những nơi khác ở Myanmar trong ngày 14/3.

Cùng ngày, Đài truyền hình quốc gia MRTV đưa tin, 1 cảnh sát thiệt mạng và 3 người bị thương trong cuộc biểu tình tại Bargo, miền trung Myanmar. Đài MRTV cho biết người biểu tình ném đá và có thể đã dùng súng dù chưa thể xác minh thông tin, viên cảnh sát thiệt mạng do vết thương ở ngực. Đây là cảnh sát thứ hai bị chết trong các cuộc biểu tình.

Như vậy, tổng số 39 người chết trong một ngày đã khiến ngày 14/3 trở thành ngày đẫm máu nhất kể từ khi quân đội tiến hành đảo chính hôm 1/2.

Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc cho biết, nhiều nhân viên người Trung Quốc đã bị thương và mắc kẹt trong các cuộc tấn công đốt phá tại các nhà máy may mặc ở vùng ngoại ô Hlaing Thayar. 

"Một số nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc đã bị phá hoại và hôi của, nhiều nhân viên Trung Quốc đã bị thương và mắc kẹt" - Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar thông báo trên Facebook. Đại sứ quán Trung Quốc mô tả tình hình "rất nghiêm trọng", yêu cầu Myanmar bảo vệ công dân và tài sản của Trung Quốc.

Đến giờ, không có nhóm nào nhận trách nhiệm đốt các nhà máy.

Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters. 

Truyền thông địa phương cho biết khói bốc lên cao từ Khu công nghiệp Hlaing Thayar, lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình ở khu vực này, vốn là nhà của nhiều người di cư từ khắp nơi trên cả nước Myanmar.

"Thật kinh khủng. Mọi người bị bắn ngay trước mắt tôi. Điều đó sẽ không bao giờ có thể xóa nhòa trong ký ức tôi" - một phóng viên ảnh tại hiện trường nói.

Truyền thông Myanmar cho biết chính quyền quân sự đã ban hành thiết quân luật tại Hlaingthaya và một quận khác ở thành phố Yangon, trung tâm tài chính của Myanmar.

Đài truyền hình Myawadday cho biết lực lượng an ninh đã hành động sau khi 4 nhà máy may mặc và 1 nhà máy phân bón bị đốt cháy và khoảng 2.000 người cản trở không cho xe cứu hỏa tiếp cận các nhà máy này.

AAPP cho biết đến nay đã có 126 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính tại Myanmar. Tính đến hết ngày 13/3, hơn 2.150 người đã bị bắt giữ và khoảng 300 người đã được thả.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.