Hộ chiếu Síp – nơi ẩn náu của tội phạm và quan tham

Hộ chiếu Síp – nơi ẩn náu của tội phạm và quan tham
(PLVN) - Vụ rò rỉ tài liệu của chính phủ cho thấy Síp mà Hãng thông tấn Al Jazeera có được cho thấy, Síp đã bán quyền công dân cho hàng chục người nước ngoài có liên quan đến tội phạm và tham nhũng.

Theo Al Jazeera – hãng thông tấn của Qatar, những kẻ lừa đảo bị kết án, rửa tiền và các nhân vật chính trị bị cáo buộc tham nhũng nằm trong số hàng chục người từ hơn 70 quốc gia đã mua cái gọi là "hộ chiếu vàng" từ Síp.

Hộ chiếu từ Cộng hòa Síp có thể rất quan trọng đối với các cá nhân từ các quốc gia hạn chế tiếp cận châu Âu, vì Síp là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và hộ chiếu của nước này cho phép người sở hữu nó có thể tự do đi lại, làm việc và giao dịch ngân hàng ở tất cả 27 quốc gia thành viên.

“Tài liệu Sip” (Cyprus Papers) là vụ rò rỉ hơn 1.400 đơn xin hộ chiếu đã được chính phủ đảo quốc này phê duyệt từ năm 2017 đến năm 2019, và sự việc đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về Chương trình Đầu tư Síp.

Nơi ẩn náu lý tưởng

Để xin hộ chiếu Síp, người nộp đơn phải đầu tư ít nhất 2,15 triệu euro (2,5 triệu USD) vào nền kinh tế Síp, thường bằng cách mua bất động sản và có tiền án tiền sự trong sạch.

Tuy nhiên, người nộp đơn cung cấp bằng chứng về tính đủ điều kiện của riêng họ và mặc dù Síp tuyên bố sẽ kiểm tra lý lịch của người nộp đơn, các tài liệu mà Al Jazeera thu được chứng minh rằng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra.

Kể từ khi bắt đầu vào năm 2013, chương trình đã liên tục nhận được nhiều lời chỉ trích từ EU, kêu gọi đóng cửa chương trình này.

"Chương trình này có giá trị cao đối với tất cả những người có liên quan đến nhiều tiền bẩn ", Sven Giegold, một người phê bình mạnh mẽ về chương trình, nói với Al Jazeera, "Bạn mở một tài khoản ngân hàng, một mối quan hệ kinh doanh với ít thắc mắc hơn, không yêu cầu thị thực, dễ dàng đi du lịch hơn".

Kể từ năm 2013, khi chương trình hộ chiếu bắt đầu, quốc gia này đã kiếm được hơn 7 tỷ euro (8 tỷ USD), được sử dụng để duy trì nền kinh tế đang khó khăn của quốc gia này.

Từ năm 2017 đến năm 2019, các quốc gia có số lượng người nộp đơn cao nhất là Nga, Trung Quốc và Ukraine.

Trong số các đơn xin cấp hộ chiếu được phê duyệt mà Al Jazeera có được, có nhà tài phiệt người Ukraine Mykola Zlochevsky , chủ sở hữu của công ty năng lượng khổng lồ Burisma .  

Khi Zlochevsky mua hộ chiếu Síp vào năm 2017, anh ta đã bị điều tra về tội tham nhũng ở quê nhà.

Vào tháng 6/2020, các công tố viên Ukraine cho biết họ đã được cung cấp 6 triệu đô la tiền mặt để hủy bỏ cuộc điều tra.

Zlochevsky và Burisma phủ nhận mọi thông tin về khoản hối lộ.

Giống như nhiều người trong danh sách truy nã ở quê nhà, hộ chiếu Síp của Zlochevsky cho phép ông sống ngoài tầm với của cơ quan thực thi pháp luật Ukraine.

Các công tố viên Ukraine trưng ra 6 triệu đô la mà họ nói rằng họ được đưa ra như một khoản hối lộ để hủy bỏ cuộc điều tra kéo dài của họ về Mykola Zlochevsky và Burisma. Ảnh: Al Jazeera.

Các công tố viên Ukraine trưng ra 6 triệu đô la mà họ nói rằng họ được đưa ra như một khoản hối lộ để hủy bỏ cuộc điều tra kéo dài của họ về Mykola Zlochevsky và Burisma. Ảnh: Al Jazeera.  

Trường hợp  tương tự đến từ Nikolay Gornovskiy, quốc tịch Nga, cựu lãnh đạo của tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Gazprom. Gornovskiy đã nằm trong danh sách truy nã của Nga vì lạm quyền khi Síp phê duyệt hộ chiếu của ông ta vào năm 2019 và điều này cho đến nay đã ngăn cản mọi nỗ lực dẫn độ ông ta.

Các đơn xin cấp khác đã được chấp thuận ngay cả sau khi người nộp đơn đã bị bắt và thậm chí đôi khi phải ngồi tù.

Ali Beglov, quốc tịch Nga, đã mua hộ chiếu của mình mặc dù đang thụ án tù vì tội tống tiền - điều đáng lẽ không thể xảy ra theo quy định của Síp.

Doanh nhân Trung Quốc Zhang Keqiang cũng nhận được hộ chiếu Síp, mặc dù đã phải ngồi tù vì một thương vụ lừa đảo cổ phần.

Theo Laure Brillaud, Cán bộ Chính sách Cao cấp của Tổ chức Minh bạch Quốc tế - một tổ chức phi chính phủ tập trung vào chống tham nhũng, những kết quả này đáng lo ngại nhưng không đáng ngạc nhiên.

Bà nói với Al Jazeera: "Các chương trình này chịu những rủi ro cố hữu về rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế. Chúng được thiết kế để thu hút những người đang tìm cách nhanh chóng đến EU".

Quy tắc chặt chẽ hơn, nhưng vẫn có cửa ngách?

Vào tháng 5/2019, Síp đã đưa ra các quy định cứng rắn hơn về những người đủ điều kiện nhập quốc tịch, cấm mua hộ chiếu đối với bất kỳ ai đang bị điều tra, truy nã, bị kết án hoặc đang chịu các lệnh trừng phạt quốc tế.

Các nghị sĩ Síp vào tháng 7 cuối cùng đã thông qua một đạo luật cho phép nước này tước bỏ quyền công dân sau một số vụ bê bối liên quan đến các nhà đầu tư hộ chiếu vàng khét tiếng, nhưng các chính trị gia đã bỏ phiếu phản đối bất kỳ động thái nào công bố tên của những người mua quốc tịch Síp.

Luật mới nghiêm khắc hơn áp dụng cho bất kỳ ai phạm tội nghiêm trọng, bị Interpol truy nã hoặc bị trừng phạt trong vòng 10 năm sau khi họ mua hộ chiếu.

Síp đang xem xét tất cả các đơn đăng ký trước đây và thông báo khoảng 30 người giấu tên phải đối mặt với việc mất quyền công dân, nhưng loạt điều tra “Tài liệu Sip” tiết lộ nhiều người khác có thể vi phạm luật mới.

Họ bao gồm những người như Leonardo Gonzalez Dellan, một cựu giám đốc ngân hàng, người đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vì rửa hàng triệu USD trong các giao dịch tiền tệ bất hợp pháp cho chính phủ Venezuela.  

Một người khác có thể bị mất hộ chiếu là Oleg Bakhmatiuk - đang bị điều tra ở Ukraine vì tội tham ô và rửa tiền liên quan đến công ty nông nghiệp khổng lồ của ông ta.

Ông gọi các cáo buộc là "hoàn toàn bịa đặt và có động cơ chính trị".

Mặc dù Bakhmatiuk nói với Al Jazeera rằng quá trình tố tụng chống lại ông ta đã kết thúc với các cáo buộc được giảm xuống, công tố viên chính thức của nước này xác nhận ông ta vẫn nằm trong danh sách truy nã của Ukraine.

Một số ví dụ khác về những người mang hộ chiếu phải đối mặt với cáo buộc nghiêm trọng là anh em người Nga Alexei và Dmitry Ananiev - những người đã mua quốc tịch vào năm 2017.

Ở Nga, họ bị cáo buộc biển thủ từ ngân hàng mà họ từng sở hữu.

Một người nhập quốc tịch Síp khác là Li Jiadong từ Trung Quốc - người bị Mỹ xử phạt do rửa 100 triệu đô là trong vụ án  tấn công mạng.

Một người khác là Maleksabet Ebrahimi và con trai ông ta Mehdi - cả hai đều nằm trong danh sách truy nã gắt gao nhất của Interpol về tội rửa tiền và lừa đảo ở Iran và đối mặt với cáo buộc tương tự ở Canada.   

Maleksabet Ebrahimi phủ nhận các cáo buộc chống lại mình và nói rằng ông ta luôn tuân thủ luật pháp của Iran và Síp.

Maleksabet Ebrahimi trong Danh sách Đỏ của Interpol về những nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới. Ảnh: Interpol/Al Jazeera.

Maleksabet Ebrahimi trong Danh sách Đỏ của Interpol về những nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới. Ảnh: Interpol/Al Jazeera. 

Trả lời câu hỏi của Al Jazeera, thành viên Quốc hội Síp Eleni Mavrou, nói: "Cách chương trình được thực hiện trong vài năm qua rõ ràng cũng để lọt những trường hợp mà Cộng hòa Síp phải xấu hổ. Tôi tin rằng các quy định mới sẽ không để lại chỗ cho các hành vi chơi xấu hoặc vượt qua ranh giới mà một quốc gia nên tôn trọng".

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.