Châu Âu “tẩy chay” than đá

Các nước châu Âu đang giảm nhanh lượng than đá sử dụng, tìm cách phát triển các nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời
Các nước châu Âu đang giảm nhanh lượng than đá sử dụng, tìm cách phát triển các nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời
(PLO) - Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra, than đá, một loại nhiên liệu hóa thạch, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên đối với môi trường, khai thác than đã làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu. 

Chính vì thế, các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, đang hướng đến việc tìm nguồn năng lượng mới thay thế cho than đá.

Bỏ sử dụng than đá

Trong cơ cấu sử dụng năng lượng, than đá được coi là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. Than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Trước đây, than được dùng làm nhiên liệu trong các máy hơi nước, đầu máy xe lửa; sau đó, than được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, than được cốc hoá làm nhiên liệu cho ngành luyện kim. Gần đây, nhờ sự phát triển của công nghiệp hoá học, than được sử dụng như là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo.

Sang thế kỷ XXI, các nghiên cứu đã chứng minh, mặc dù than đá là nguồn nguyên liệu quan trọng song than đá cũng chính là nguyên nhân gây ra 20% hiện tượng hiệu ứng nhà kính và khí thải ga, vốn là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu. Ô nhiễm không khí từ việc đốt cháy than đá gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe con người và đó cũng là lý do mà có một số nhà khoa học đã ví than đá là kẻ thù của loài người. Hơn nữa, việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50-60 năm sau khi khai mỏ.

Xác định nguồn năng lượng này rẻ nhưng rất bẩn, là thủ phạm gây ra những hậu quả môi trường nghiêm trọng, nên các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Âu đang muốn sớm chấm dứt kỷ nguyên than đá - loại nhiên liệu hóa thạch giúp châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp trong suốt hai thế kỷ qua.

Tại Anh, tiêu thụ than ở Anh đã giảm 52,5% vào năm 2016 và xu hướng này đã tiếp diễn trong năm 2017. Riêng CH Czech sẽ ngừng khai thác than đá vào giữa thế kỷ này (dự kiến vào năm 2050), còn Ba Lan có lẽ là vào cuối thế kỷ (dự kiến vào năm 2100). Hiện 48% sản lượng điện của Czech được sản xuất từ than. Do đó đất nước này chưa thể đột ngột ngừng sử dụng than vì sẽ gây ra sự ngưng trệ sản xuất ngay lập tức và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ủy ban châu Âu (EC) đang nghiên cứu nhiều dự án để hỗ trợ các khu vực chuyên khai thác mỏ sản xuất than, đặc biệt là các nước Đông Âu, trong việc chuyển đổi sang một nền kinh tế với lượng khí thải carbon thấp hơn.

Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Economist Intelligence Unit (Anh), nhu cầu sử dụng than đá đang sụt giảm nhanh chóng ở châu Âu. Theo ước tính của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), đến năm 2030, mức tiêu thụ than đá chỉ chiếm 12% tại lục địa này. 

Dồn sức cho năng lượng sạch

Hiện nay, Anh, Pháp, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha là những quốc gia châu Âu tiên phong trong việc sớm loại bỏ than đá ra khỏi các chính sách phát triển năng lượng của quốc gia, cắt giảm đầu tư vào ngành công nghiệp than và đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy than. 

Trong số đó, Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Để có được vị trí này, chính phủ Phần Lan đã tuyên bố kế hoạch ngưng sử dụng than đá trước năm 2030. Đây cũng là một phần trong mục tiêu đầy tham vọng, cắt giảm ít nhất 80% phát thải khí nhà kính trước năm 2050 của chính phủ nước này. Hiện tại, Phần Lan chỉ duy trì 8% năng lượng từ than đá, hầu hết được nhập khẩu từ Nga. Còn lại, năng lượng tái tạo và hạt nhân lần lượt đóng góp 45% và 35%. Hướng tới đến năm 2050, Phần Lan sẽ sản xuất năng lượng phi carbon như năng lượng sinh học hoặc năng lượng tái tạo. 

Còn tại Anh, nước này đã thường xuyên đóng cửa nhà máy nhiệt điện chạy than và chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hoặc khai thác các trạm điện gió biển. Hiện nay, ngành năng lượng của nước Anh chỉ phụ thuộc vào than ở mức 9%.

Một trường hợp khác là Ba Lan, trong nhiều năm qua, nguồn than đá dồi dào đã được khai thác và sử dụng triệt để ở nước này, cung cấp đến 90% sản lượng điện. Nhưng hậu quả là gây ô nhiễm nặng nề về môi trường. Ba Lan trở thành đất nước có chất lượng không khí thấp nhất ở châu Âu. Tại đây, nồng độ bụi hạt kích cỡ lớn dễ gây ra các vấn đề về tim mạch và hô hấp tại các thành phố của Ba Lan thường xuyên vượt quá giới hạn cho phép hàng ngày và hàng năm. Vì vậy, việc Ba Lan đi tìm nguồn điện năng sạch để thay thế là điều cấp bách. Và nước này đã chọn điện hạt nhân như là biện pháp tối ưu nhất trong sự tính toán về nhiều phương diện…

Nhìn chung, hiện Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo từ 8,5% lên 20% và giảm mạnh lượng khí thải. Để đạt mục tiêu này, các nước EU áp dụng chế độ cấp hạn ngạch khí thải cho các ngành công nghiệp. Theo đó, đến năm 2020 tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đều phải mua giấy phép hạn ngạch khí thải, trừ một số ngành như luyện kim, xi-măng, hóa chất. Các tính toán cũng cho thấy rằng, vào năm 2030 và năm 2036, việc xây dựng một nhà máy năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ có chi phí rẻ hơn giữ lại một mỏ than cũ. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ukraine sắp nhận các máy bay chiến đấu F-16?

Máy bay chiến đấu F-16.
(PLVN) - Ukraine có thể nhận được các máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm F-16 mà các nước phương Tây đã hứa cung cấp cho họ “trong vòng vài tuần nữa”, đài RT dẫn lại thông tin từ tờ Evening Standard của Anh đưa tin.

Quyết định của Ba Lan với Ukraine

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Lan Michal Kolodziejczak.
(PLVN) - Ba Lan đã hủy các cuộc đàm phán với Ukraine về nông nghiệp dự kiến diễn ra vào ngày 14/5, hãng tin TASS dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Lan Michal Kolodziejczak cho biết.

Người Nepal lập kỷ lục leo đỉnh Everest 29 lần

Hình ảnh Kami Rita Sherpa chinh phục thành công đỉnh Everest 28 lần vào năm 2023. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Người đàn ông Nepal Kami Rita Sherpa đã leo lên núi Everest lần thứ 29 vào ngày 12/5, phá vỡ kỷ lục bản thân và xác lập kỷ lục mới về số lần chinh phục đỉnh của ngọn núi cao nhất thế giới.

Cô giáo cũ tiết lộ về Tổng thống Nga Putin

 Bà Vera Gurevich.
(PLVN) - Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Vera Gurevich, giáo viên chủ nhiệm của Tổng thống Nga Vladimir Putin thời còn đi học, đã có những chia sẻ thú vị về những năm tháng học đường của vị Tổng thống.

Quyết định của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin.
(PLVN) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn cơ cấu của chính phủ mới của Nga, hãng tin TASS dẫn sắc lệnh mới của ông Putin do Điện Kremlin công bố ngày 11/5 cho hay.

ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết trao thêm quyền cho Palestine

Kết quả bỏ phiếu tại phiên họp.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, sáng 10/5 (giờ New York), tại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Trung Đông và vấn đề Palestine, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thảo luận và xem xét dự thảo Nghị quyết do Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) giới thiệu về việc trao thêm một số quyền cho Palestine với tư cách Nhà nước Quan sát viên của LHQ.

Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại.
(PLVN) - Trả lời phỏng vấn về Phiên đối thoại về Báo cáo UPR IV của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh thông điệp, với chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã rất nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR mà chúng ta đã chấp thuận của chu kỳ trước và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người và bảo đảm các quyền con người trên thực tế.

Thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Đoàn Việt Nam tại phiên đối thoại. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thuỵ Sỹ, Nhóm làm việc về Cơ chế soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.