Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 lần thứ 17 và các hội nghị liên quan, trong đó có Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), vừa diễn ra tại Hà Nội được dư luận quốc tế nhìn nhận một cách tích cực.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksey Borodavkin, trong một cuộc họp báo tại Matxcơva, đã đánh giá ASEAN là một mô hình liên kết, hợp tác có hiệu quả. Nga luôn coi quan hệ với ASEAN là một hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các quá trình hợp tác, liên kết khu vực, mở rộng thị trường hàng hóa, công nghệ và đầu tư với các nước ASEAN.
Theo ông, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư là một trong những lĩnh vực quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Nga và các nước ASEAN.
Các báo lớn ở Hàn Quốc như Jongang Ilbo, DongA Ilbo, The Korea Herald, Korea Times và Hãng thông tấn Yonhap ngày 29 và 30/10 đều đăng các thông tin liên quan đến Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị liên quan.
Các báo nhấn mạnh việc Tổng thống Lee Myung Bak đề xuất thành lập cơ chế tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc-Mekong sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, đồng thời củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc.
Đài phát thanh New Zealand ngày 31/10 dẫn lời Thủ tướng John Key, cho rằng Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vừa diễn ra ở Hà Nội là một hội nghị tích cực với chủ đề chính được thảo luận là các vấn đề kinh tế.
Lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và lãnh đạo các nước đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đều bày tỏ mong muốn đạt được tiến triển trong vấn đề thành lập Khu vực mậu dịch tự do Đông Á.
Báo Bưu điện Jakarta (Indonesia) đăng bài viết của học giả Awidya Santikajaya, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định cùng với ASEAN và Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), EAS đang là một trong những cơ chế chủ chốt tạo thành cơ cấu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
EAS đã và đang chứng tỏ được vai trò của mình với những thành tựu cụ thể đầy ý nghĩa, trong đó có việc hình thành khuôn khổ hợp tác về quản lý thảm họa và thiết lập Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA). Hơn nữa, Hội nghị EAS tại Hà Nội lần này mang ý nghĩa rất quan trọng bởi tại đây, các nước thành viên EAS đã chính thức mời Nga và Mỹ tham gia cơ chế này.
Theo học giả Auydi, ngay từ khi ra đời năm 2005, EAS đã được xác định là một khối do ASEAN lãnh đạo và có sự kết nối với các hội nghị cấp cao ASEAN.
ASEAN hiện được coi là một trong những cơ cấu hợp tác khu vực ổn định nhất của các nước đang phát triển. Với dân số khoảng 600 triệu người, vị thế về chính trị, kinh tế và chiến lược của khu vực Đông Nam Á ngày càng nổi lên, thu hút sự quan tâm của quốc tế./.
Lãnh đạo các nước dự EAS. |
Theo ông, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư là một trong những lĩnh vực quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Nga và các nước ASEAN.
Các báo lớn ở Hàn Quốc như Jongang Ilbo, DongA Ilbo, The Korea Herald, Korea Times và Hãng thông tấn Yonhap ngày 29 và 30/10 đều đăng các thông tin liên quan đến Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị liên quan.
Các báo nhấn mạnh việc Tổng thống Lee Myung Bak đề xuất thành lập cơ chế tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc-Mekong sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, đồng thời củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc.
Đài phát thanh New Zealand ngày 31/10 dẫn lời Thủ tướng John Key, cho rằng Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vừa diễn ra ở Hà Nội là một hội nghị tích cực với chủ đề chính được thảo luận là các vấn đề kinh tế.
Lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và lãnh đạo các nước đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đều bày tỏ mong muốn đạt được tiến triển trong vấn đề thành lập Khu vực mậu dịch tự do Đông Á.
Báo Bưu điện Jakarta (Indonesia) đăng bài viết của học giả Awidya Santikajaya, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định cùng với ASEAN và Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), EAS đang là một trong những cơ chế chủ chốt tạo thành cơ cấu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
EAS đã và đang chứng tỏ được vai trò của mình với những thành tựu cụ thể đầy ý nghĩa, trong đó có việc hình thành khuôn khổ hợp tác về quản lý thảm họa và thiết lập Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA). Hơn nữa, Hội nghị EAS tại Hà Nội lần này mang ý nghĩa rất quan trọng bởi tại đây, các nước thành viên EAS đã chính thức mời Nga và Mỹ tham gia cơ chế này.
Theo học giả Auydi, ngay từ khi ra đời năm 2005, EAS đã được xác định là một khối do ASEAN lãnh đạo và có sự kết nối với các hội nghị cấp cao ASEAN.
ASEAN hiện được coi là một trong những cơ cấu hợp tác khu vực ổn định nhất của các nước đang phát triển. Với dân số khoảng 600 triệu người, vị thế về chính trị, kinh tế và chiến lược của khu vực Đông Nam Á ngày càng nổi lên, thu hút sự quan tâm của quốc tế./.
Chinhphu.vn