Quốc Hội lo ngại về những con số quá đẹp của Chính phủ

Quốc Hội lo ngại về những con số quá đẹp của Chính phủ
(PLO) - Những con số trong bản báo cáo tình hình kinh tế, xã hội năm 2014 được Chính Phủ báo cáo QH trong buổi sáng ngày khai mạc Kỳ họp thứ 8 cho thấy một bức tranh khá sáng sủa của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những con số quá đẹp ấy lại khiến các đại biểu lo ngại. 
Trong phiên thảo luận tại tổ về báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 của chính phủ, diễn ra trong buổi sáng hôm nay (21/10), ĐB Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) không ngại ngần bày tỏ: "Các con số vẫn còn là băn khoăn, đánh giá thay đổi nhanh quá để khiến các ĐB không khỏi lo ngại. "
Chung quan điểm này, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cũng bày tỏ: “Tôi còn phân vân về tính chuẩn xác của số liệu.”. Đưa dẫn chứng, đại biểu Vinh so sánh con số về DN thành lập, phá sản của 9 tháng đầu năm 20014. Nếu lấy hai con số này trừ đi thì chúng ta chỉ còn đăng ký mới là 1281DN, đặc biệt, trong khi đó, số doanh nghiệp tạm dừng cũng rất lớn. “Một loạt giải thể, tạm dừng, dừng không kinh doanh, mà hai chỉ tiêu DGP và chỉ tiêu giải quyết việc làm vẫn đạt được. Quả thật là muốn tin cũng còn phải suy nghĩ.” – ông nói. 
Theo vị Phó đoàn ĐB thành phố Hải Phòng, bên cạnh những con số còn đầy lo ngại, một số vấn đề ông cho rằng cần phải làm rõ đề hỗ trợ cho bản báo cáo rõ ràng hơn. Ví như câu chuyện xử lý nợ xấu của cty mua bán nợ. Ông đề nghị: “Chính phủ cần báo rõ công ty đó hoạt động như thế nào, cơ chế ra sao, nếu cứ tình hình này, có thể giải quyết được nợ xấu hay không? Bởi với các nước, các công ty xử lý nợ cần hỗ trợ của nhà nước. Còn ở nước ta, nhà nước chỉ hỗ trợ lúc đầu, mà họ tự hoạt động được như thế thì quá lạ. Cần phải đánh giá, có cơ chế rõ ràng, báo cáo với QH về vấn đề này.”
Đặc biệt, ĐB Vinh bày tỏ sự lo ngại khi  nợ công đang mức báo động, lên đến 25%. Với con số này, theo ý kiến ĐB, CP cần đánh giá một cách thực tế . “Chỉ khi đánh giá thực tế mới có giải pháp. Không nên cứ tích tụ, giấu diếm đến mức không thể giải quyết được. Nếu để con số ở mức báo cáo đẹp đẽ thì rất nguy hiểm.” – ông nói. 
Cũng nói về những con số. ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa) cho rằng trong báo cáo CP đã đưa ra nhiều con số, nhưng vấn đề đặt ra là tác động của nó. Chưa có sức đo để thể hiện tính thực tế của con số. “Một DN nhà nước cổ phần hóa thì làm ăn thế nào, vốn được sử dụng như thế nào. Chưa thấy. Chúng ta mới đi ở bên ngoài mà chưa phân tích bên trong.” – ông Thông phát biểu.
Theo đại biểu Thông, để con số có tính thuyết phục, trong báo cáo của Chính phủ, cần phải có những phân tích rõ ràng. “Kể cả việc thoái vốn, vẫn chỉ đưa ra phân tích quá trình thoái vốn. Nhưng phải cho thấy rõ vốn đó thoái như thế nào, dùng vào đâu, hiệu quả thế nào. Chúng ta xử lý bệnh phải hiểu xử lý đến đâu, kết quả như thế nào. Kể cả trong báo cáo lần trước, cũng chưa thấy nói về hiệu quả.” ĐB Thông phát biểu. 
Một ý kiến ĐB tỉnh Thanh Hóa cho rằng CP cũng như các ĐBQH cần phải lưu tâm là mặc dù theo báo cáo, chúng ta đã đạt được thành công, nhưng so với nhiều nước, họ vượt chúng ta, họ đi rất nhanh. “Tại sao ta lại chậm trễ? Nếu chỉ nhìn vào sự tăng trưởng của chính mình mà tự hài lòng thì rất có nguy cơ tụt hậu.”- ông nói.
Cũng chưa tìm thấy sự an tâm trong bản báo cáo của CP, ĐB Trương Thị Huệ (Tỉnh Thái Nguyên) nhận định: Chính phủ dự kiến đạt 13/14 chỉ tiêu nhưng các chỉ tiêu dù có đạt song chưa bền vững. CPI giảm nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo, thất nghiệp, tạo việc làm, tỷ lệ giường bệnh… vẫn mong manh như có việc làm nhưng thu nhập không đủ sống, chỉ là việc làm “đói” thu nhập vài trăm nghìn, không đủ trang trải…. 
ĐB Trần Xuân Hòa không ngần ngại bày tỏ: “Tôi thấy lo lắng với tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Các con số phải được đánh giá chính xác. Phải chăng chúng ta đang áp lực thành tích nên cũng ảnh hưởng đến công tác tham mưu của các cơ quan nhà nước cho nên mới có chuyện, Thứ trưởng họp báo công bố thế này rồi Bộ trưởng bảo không phải hay có bộ vừa công bố xong thì lại xin lỗi.?”
Đi thẳng vào vấn đề của lĩnh vực phòng chống tham nhũng (PCTN), ĐB Lê Thị Nga (Tỉnh Thái Nguyên) phát biểu: “Đánh giá của CP phải thể hiện rõ sự chuyển biến ở từng lĩnh vực chứ không nên đánh giá “na ná” như nhau giữa các năm: như tài chính ngân hàng, tình hình tham nhũng lĩnh vực công… mới chung chung, nhiều định tính, ít định lượng nên cần đánh giá theo những tiêu chí rõ ràng, trong lĩnh vực nào cần có căn cứ để đánh giá, nếu căn cứ vào các vụ án cụ thể thì không phản ánh đúng mà cần đánh giá của người dân.
Hiện đánh giá qua các tổ chức nên có thể có tổ chức nhà nước đánh giá, điều tra của người dân. Kết quả đó công bố cho QH để xác định lĩnh vực nào nhiều tham nhũng đánh giá chứ không thể 5-10 năm vẫn cứ đánh giá kiểu “còn phức tạp”… Báo cáo phải chỉ rõ mô hình cơ quan PCTN chỗ nào chưa phù hợp. Nếu không năm sau báo cáo vẫn vậy."
Chiều nay, các ĐB sẽ tiếp tục thảo luận tại tổ về vấn đề này, và sẽ có một buổi thảo luận chung tại Hội trường Diên Hồng./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.