Quốc hội hoàn thành xuất sắc trọng trách

Ngày 28/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013
Ngày 28/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013
(PLO) - Đó là ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tại phiên họp chiều qua (23/2) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  khi cho ý kiến về Báo cáo tóm tắt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Hoạt động lập hiến, lập pháp hoàn thành xuất sắc

Theo Báo cáo tóm tắt công tác nhiệm kỳ khóa XIII, Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành xuất sắc trọng trách thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 - Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, ghi đậm dấu ấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII trong lịch sử lập hiến của nước ta.

Từ việc chuẩn bị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được tiến hành công phu, thận trọng, nghiêm túc với tinh thần đổi mới mạnh mẽ đến việc Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ đồng ý gần như tuyệt đối, thể hiện được ý Đảng, lòng dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị; kế thừa và phát triển các giá trị cốt lõi, nền tảng của các bản Hiến pháp trước đó.

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trong nhiệm kỳ khóa XIII cũng đã xem xét, thông qua 100 luật, bộ luật; 10 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật. Đặc biệt, ngay sau khi Hiến pháp mới được thông qua, trong thời gian ngắn, Quốc hội đã tập trung xem xét, thông qua hầu hết các bộ luật lớn, các đạo luật quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế thị trường định hướng XHCN, lĩnh vực tư pháp, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, an sinh xã hội. 

Hoạt động giám sát phản ánh được hơi thở cuộc sống

Báo cáo đánh giá, hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục được đổi mới, tăng cường theo hướng ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn, dân chủ, cởi mở, trách nhiệm, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Trong 5 năm qua, Quốc hội đã cân nhắc, lựa chọn để tiến hành nhiều nội dung giám sát quan trọng, từ những vấn đề kinh tế vĩ mô đến các vấn đề dân sinh bức xúc với nhiều hình thức phong phú, luôn song hành và phản ánh được hơi thở của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.

Hoạt động chất vấn của Quốc hội tiếp tục được đổi mới về chiều sâu, chú trọng về chất lượng, tinh thần xây dựng, trách nhiệm, tính dân chủ, công khai, tính tranh luận, đối thoại tăng lên rõ rệt qua từng kỳ họp.

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII, thể hiện việc theo dõi, giám sát đến cùng việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát, chất vấn.

Nhiệm kỳ khóa XIII, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội đã phản ánh chân thực tình hình thực tế và cũng là nguồn thông tin, đánh giá để giúp cho từng vị được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác.

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng đánh giá hoạt động giám sát của Quốc hội vẫn còn hạn chế, bất cập như: Trong một số kết quả giám sát chưa xác định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, chưa kiến nghị các biện pháp xử lý thích hợp nên hiệu quả chưa cao; việc theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát của các cơ quan còn chưa được quan tâm đúng mức, kết quả chưa được như mong muốn. 

Củng cố lòng tin của cử tri

Theo ông Ksor Phước, Quốc hội đã đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; các hoạt động phát huy dân chủ, vai trò của đại biểu nâng cao, tính công khai, minh bạch được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ; ngày càng thực chất hơn, hiệu lực ngày càng cao; Quốc hội không ngừng cải tiến nên đại biểu gắn bó hơn với cử tri, với nhân dân; các hoạt động Quốc hội đã bám sát sự vận động, tình hình của đất nước, giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng yêu cầu của nhân dân…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Báo cáo cần bám sát chức năng, quyền hạn của Quốc hội, UBTVQH để đánh giá; cần đánh giá bao quát cả đoàn đại biểu và  đại biểu. Theo Chủ tịch Quốc hội, thành công nhất của kỳ này là hoạt động của Quốc hội đã được nhân dân ủng hộ, từ đó củng cố được lòng tin của nhân dân. 

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.