Quốc hội Đức đòi bán thông tin cá nhân của người dân

Thông tin cá nhân của người dân có thể bị các nhân viên thực thi pháp luật đem bán cho các công ty thương mại. Đó là một nội dung đang gây tranh cãi trong dự luật mới được Hạ viện Đức thông qua. Dự luật này chỉ còn chờ “cái gật đầu” từ Thượng viện Đức là có thể chuẩn bị được ban hành thành luật chính thức.

Thông tin cá nhân của người dân có thể bị các nhân viên thực thi pháp luật đem bán cho các công ty thương mại. Đó là một nội dung đang gây tranh cãi trong dự luật mới được Hạ viện Đức thông qua. Dự luật này chỉ còn chờ “cái gật đầu” từ Thượng viện Đức là có thể chuẩn bị được ban hành thành luật chính thức. 
Dự luật bị chỉ trích kịch liệt bậc nhất
Hồi tháng trước, Hạ viện Đức đã thông qua một dự luật gây nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Liên bang Đức.
Theo Dự luật này, các nhân viên trong Chính phủ sẽ được phép bán lại thông tin cá nhân của mọi người dân Đức cho các công ty thương mại hay bất kỳ tổ chức hoạt động vì lợi nhuận nào khác. Những thông tin này có thể là hồ sơ sẵn có, cũng có thể là những thông tin mới khai nhận của người dân.
Tuy nhiên, dự luật này đang gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cả các thành viên bên trong lẫn bên ngoài Chính phủ liên minh cầm quyền.
Nhiều tổ chức và hiệp hội bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân đã phản đối kịch liệt việc Dự luật được Hạ viện Đức thông qua.
Giám đốc Hiệp hội các thành phố Đức cho biết: “Công việc của chính quyền không phải là bán thông tin cá nhân của người dân”. Đảng Dân chủ Xã hội đối lập, tổ chức Greens và các tổ chức bảo vệ bí mật cá nhân cũng cùng lên tiếng phản đối Dự luật.
Thilo Weichert, Giám đốc trung tâm quốc gia về bảo mật dữ liệu cá nhân, có trụ sở tại bang Schleswig-Holstein, thậm chí còn mạnh mẽ phát biểu rằng đây là một “dự luật điên rồ”.
Những người phản đối Dự luật này cũng đang hy vọng sẽ xoay chuyển được tình thế trước khi quá muộn, vì Dự luật vẫn đang trong quá trình chờ được thông qua tại Thượng viện vào tháng 10 tới, chứ chưa chính thức được ban hành thành Luật. Tuy nhiên, nếu họ thất bại trong nỗ lực cuối cùng này, Luật mới sẽ có hiệu lực thi hành bắt đầu từ năm 2014.
Những người chỉ trích Dự luật này không những giận dữ với những nội dung trong Dự luật mà còn thực sự bất bình với phương thức ban hành luật đang tồn tại trong cơ quan lập pháp của Liên bang Đức.
Nhiều nguồn tin tại Đức cho rằng Dự luật này được thông qua một cách chóng vánh vào tối 28/6 tức là vào thời điểm mà cả nước Đức đang tập trung theo dõi trận bán kết EURO 2012 giữa đội tuyển Đức và đội tuyển Italia.
Tối hôm đó, tòa nhà Quốc hội Đức dường như “không một bóng người”, vậy mà Dự luật vẫn được thông qua. Chính vì vậy, nhiều người nghi ngờ Dự luật này đã được thông qua mà không được thảo luận một cách nghiêm túc, kiểu như các nghị sỹ Đức vừa xem bóng đá, vừa ký thông qua Dự luật.
Vấp phải những chí trích mạnh mẽ như trên, Chính phủ Đức dường như đang phải cân nhắc thay đổi một số điều khoản trong dự luật này. Ông Steffen Seibert, người phát ngôn Chính phủ Đức cho biết các điều khoản trong Dự luật này chắc chắn sẽ phải được thay đổi trong quá trình phê duyệt sắp tới của Quốc hội.
Về nội dung trong Dự luật, việc nhân viên chính phủ có thể bán lại các thông tin cá nhân của người dân cho các công ty thương mại là điều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người dân. Theo luật pháp Đức, tất cả mọi người dân đều nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Mọi thông tin cá nhân và nhất cử nhất động của họ, chẳng hạn như thay đổi địa chỉ chỗ ở, đều phải được chính quyền nắm rõ. Chính vì vậy, nếu như những thông tin này được bán cho các công ty thương mại thì chuyện người dân thường xuyên bị gõ cửa làm phiền, chào mời tiếp thị, mua hàng, sử dụng dịch vụ của các công ty này là điều khó tránh khỏi.
Mặc dù trong Dự luật về quyền riêng tư này có một nội dung rằng người dân có quyền yêu cầu giữ bí mật những thông tin đó, nhưng họ phải trực tiếp đưa ra yêu cầu. Điều đó có nghĩa nếu không nói gì, những thông tin cá nhân của người dân mặc nhiên sẽ bị công bố, cho dù họ có muốn hay không.
Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và bảo vệ Người tiêu dùng Đức Ilse Aigner cho biết: “Sau những quyết định của Hạ viện, chắc chắn cần phải tiến hành thêm những thảo luận về Dự luật này”.
Bộ trưởng Ilse Aigner cho rằng, điều khoản về việc người dân phải chủ động thông báo họ muốn giữ bí mật thông tin là một điều khoản không hợp lý. Theo Bộ trưởng Ilse Aigner, điều khoản này phải được sửa đổi, theo đó nhân viên chính phủ chỉ có quyền tiết lộ thông tin cá nhân của người dân khi bản thân người dân đưa ra yêu cầu cụ thể như vậy, còn nếu không, thông tin cá nhân đó phải mặc nhiên được công nhận là thông tin riêng tư, cần được bảo mật.
Phần mềm "bảo vệ công lý" gây bất ổn
Dự luật về thông tin cá nhân này đang như “đổ thêm dầu vào lửa”, làm tăng thêm những chính trích của dư luận Đức trước cách hành xử của giới chức nước này.
Trước đó, Chính phủ Đức cũng vấp phải những chỉ trích tương tự khi thừa nhận hành vi cài đặt phần mềm gián điệp vào máy tính của một số cá nhân được gọi là “đối tượng đặc biệt”. Mục đích của việc cài đặt các phần mềm gián điệp này là để do thám, theo dõi các đoạn hội thoại trên các ứng dụng trò chuyện trực tuyến của những người cần phải “nằm trong vùng kiểm soát”.
Sự việc vỡ lở khi chính quyền bang Bavaria cùng một số bang khác của Đức đã thú nhận việc do thám người dân bằng việc sử dụng phần mềm gián điệp có tên gọi “trojan R2D2”, cài vào máy tính cá nhân của một số người. Việc cài đặt “trojan R2D2” là vi phạm pháp luật Đức, cho dù nó được sử dụng với mục đích “bảo vệ công lý”, theo như biện minh của những người chịu trách nhiệm về hành động này.  
Thông tin cá nhân người Đức có thể bị chính phủ rao bán
Thông tin cá nhân người Đức có thể bị chính phủ rao bán
Việc cài đặt phần mềm gián điệp này không những có thể đánh cắp thông tin dữ liệu, các cuộc hội thoại trực tuyến của chủ nhân máy tính mà còn có thể thay đổi các chương trình cài đặt và cả các dữ liệu trong máy tính.
Việc này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ nhất bởi người ta lo ngại rằng không loại trừ khả năng các cơ quan thi hành pháp luật Đức vì một lý do nào đó, có thể là vì muốn lập thành tích, sẵn sàng cài các dữ liệu giả mạo vào máy tính, sau đó buộc tội các khổ chủ. Hơn thế nữa, khi phần mềm gián điệp này đã được cài vào máy tính thì chiếc máy tính của chủ nhân sẽ mất đi khả năng “miễn dịch” với các phần mềm độc hại khác, tức là nó có thể dễ dàng bị tấn công bởi các phần mềm của các tin tặc khác, nên hoàn toàn có thể bị kẻ xấu tấn công từ xa.
Thông tin về việc cài đặt phần mềm này có lẽ sẽ khiến dư luận Đức càng thêm bàng hoàng bởi trước đó họ cũng đã phải đón nhận một tin không vui có liên quan đến việc bảo đảm dữ liệu cá nhân trên các thiết bị điện tử. Đó là thông tin về chiếc thẻ căn cước điện tử của họ. Chiếc thẻ căn cước điện tử đã chính thức đi vào sử dụng bắt buộc tại Đức từ tháng 11/2010.
Tuy nhiên, mới đây, một tổ chức hacker mũ trắng tại Đức có tên gọi Chaos Computer Club (CCC) đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của chiếc thẻ căn cước điện tử này. Theo CCC, dữ liệu cá nhân trên chiếc thẻ này có thể dễ dàng bị đánh cắp khi người dùng cắm chiếc thẻ vào các máy đọc dữ liệu. CCC cảnh báo  những kẻ có dụng ý xấu hoàn toàn có thể chiếm quyền kiểm soát chiếc thẻ điện tử từ xa, nhờ vào mã PIN (mật mã sử dụng của mỗi chiếc thẻ) lấy cắp được.
Sau đó, chúng có thể tùy ý sử dụng chiếc thẻ với nhiều mục đích khác nhau, từ đánh cắp tiền trong tài khoản cho đến mạo danh một ai đó thể thực hiện những hành vi phi pháp. Đây thực sự là một nguy cơ lớn đối với xã hội Đức nếu không được kịp thời ngăn chặn, CCC cảnh báo.
Rõ ràng, cho dù đang sống trong một xã hội được coi là văn minh, hiện đại nhưng người dân Đức chắc chắn chưa thể yên lòng về sự an toàn bảo mật thông tin cá nhân của họ. Những người dân này đang trở thanh nạn nhân của cả những đạo luật phi lý của Chính phủ cũng như những hoạt động theo dõi bí mật mà họ không hề biết, và thậm chí còn là nạn nhân của những kẻ xấu tấn công bằng công nghệ hiện đại.
Đào Lâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.