Quảng Trị: Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhờ Chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Quảng Trị: Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhờ Chính sách phát triển kinh tế - xã hội
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên dành nhiều cơ chế, nguồn lực tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, bộ mặt nhiều xã vùng sâu, vùng xa được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Trị có hơn 192.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, với gần 95.000 người, phần lớn tập trung ở hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông. Số còn lại sinh sống ở một số xã vùng miền núi các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh.

Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình, tỷ lệ hộ nghèo ở 28 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) ở Quảng Trị đã giảm mạnh. Chỉ tích từ thời điểm cuối năm 2022 đến tháng 9/2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị đã giảm 5,85%. Tính chung toàn vùng DTTS ở tỉnh Quảng Trị đã giảm 4,6% trong 9 tháng đầu năn 2023. Đây là dấu hiệu khởi sắc sau một thời gian ngắn thực hiện mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Sau gần 3 năm thực hiện Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo ở 28 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) ở Quảng Trị đã giảm mạnh.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Quảng Trị có 38 xã, Thị Trấn.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Quảng Trị có 38 xã, Thị Trấn.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho thấy, đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo) trên địa bàn tỉnh là 14,93%. Riêng huyện nghèo Đakrông, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2022 là 43,69% (5.175 hộ); tỷ lệ hộ cận nghèo 9,76% (1.156 hộ). Tỷ lệ nghèo đa chiều xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển là 13,70%; tổng số hộ nghèo, cận nghèo là 570 hộ. Đặc biệt, tỷ lệ nghèo đa chiều dân tộc thiểu số so với hộ dân tộc thiểu số chiếm 67,55%; tổng số hộ nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số là 14.454 hộ.

Toàn vùng có 100% xã, thôn bản có điện lưới quốc gia; 100% xã được phủ sóng truyền hình; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã; 77% số thôn, bản được có đường liên thôn theo tiêu chuẩn cứng hóa; 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã có trường tiểu học, 75% số xã có trường trung học cơ sở, 38 trường đạt chuẩn Quốc gia; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đúng độ tuổi đến trường bậc Tiểu học đạt 95%, bậc Trung học cơ sở đạt 96%; 40,4% xã có nhà văn hóa đạt chuẩn; 88% thôn bản có nhà nhà sinh hoạt cộng đồng; 66% số hộ gia đình dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, đời sống của người dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn. Năm 2022, tỉ lệ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh Quảng Trị là 49,51% (áp dụng chuẩn nghèo mới theo Nghị định 07/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ), cao hơn nhiều so với tỉ lệ hộ nghèo chung của tỉnh là 10,44%.

Hoàn thiện văn bản, quyết liệt thực hiện

Để giải quyết những khó khăn trên, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Trị tập trung cao nhất nguồn lực từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương thực hiện đồng thời 3 Chương trình tại vùng dân tộc thiểu số: Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình Xây dựng Nông thôn mới và Chương trình Giảm nghèo bền vững theo tiêu chí cụ thể ưu tiên cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, xã vùng biên giới, xã bị ảnh hưởng về thiên tai nhiều nhất trong năm.

Mô hình trồng chuối của phụ nữ dân tộc thiểu số cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (Ảnh: A.T)

Mô hình trồng chuối của phụ nữ dân tộc thiểu số cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (Ảnh: A.T)

Trong đó, chỉ tính riêng năm 2023, tỉnh Quảng Trị được bố trí 192 tỷ đồng. Nguồn vốn này được phân khai trên 37 tỷ đồng thực hiện Dự án 1; hơn 22,3 tỷ đồng thực hiện Dự án 2; trên 91,4 tỷ đồng thực hiện Dự án 4; hơn 12,2 tỷ đồng thực hiện Dự án 5; gần 26 tỷ đồng thực hiện Dự án 6 và trên 3,5 tỷ đồng thực hiện Dự án 10.

Để đảm bảo thực hiện Chính sách pháp triển kinh tế - xã hội đúng tiến độ, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp các sở, ngành địa phương liên quan, tham mưu xây dựng trình HDND tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2022/NQ -HĐND ngày 31/5/2022 về Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, xác định đây là Chương trình có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cần lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện hiệu quả. Do đó, ngày 29/6/2022, HĐND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 29/2022/NQ-HĐND về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia.

Dù mới đi được nửa chặng đường nhưng nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân nên Chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Trị, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

Đến nay, hầu hết các địa phương ở Quảng Trị đang triển khai và hoàn thiện thủ tục giải ngân nguồn vốn được phân bổ trong kế hoạch năm 2022 và năm 2023. Rà soát, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện. Bên cạnh đó, Tỉnh Quảng Trị cũng đã hỗ trợ xong 34 lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên người DTTS.

Từ nguồn ngân sách được cấp theo Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tính đến tháng 9/2023, ở 2 huyện thụ hưởng Chương trình là Đakrông và Hướng Hóa đã có trên 500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng chính sách cấp đất sản xuất. Cũng tại 2 huyện này, đã có trên 300 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ cấp đất ở. Từ đó, hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông đã thoát nghèo…Chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Trị ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Tin cùng chuyên mục

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đọc thêm

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.

Hòa Bình: Phát huy vai trò người có uy tín trong đảm bảo an ninh trật tự

Những người có uy tín như ông Sùng A Dếnh góp phần giúp các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Công an xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở.
(PLVN) - Với kinh nghiệm, hiểu biết về thực tế tại địa phương, trong những năm qua, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Trợ cấp gạo cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng: Chính sách nhân văn cần nhân rộng

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng. (Ảnh minh họa: Nguồn - Báo lao động)
(PLVN) - Hỗ trợ gạo phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc rừng là một chính sách hợp lòng dân, thực sự đi sâu giải quyết lợi ích của nhân dân, đặc biệt là đồng bào nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn miền núi, qua đó góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, phù hợp với xu thế về chống biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải do suy thoái và mất rừng.

Lâm Đồng: Đột phá trong công tác phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Nguyễn Ngọc Phúc (đứng giữa) trong lần kiểm tra dự án hồ chứa nước Đông Thanh - công trình có ý nghĩa rất lớn đối với người dân huyện Lâm Hà.

(PLVN) -  Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giảm nhanh, bình quân mỗi năm từ 2-3%; 100% xã đạt chuẩn văn hóa; 98% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 82,97%...Đó là những kết quả nổi bật trong công tác dân tộc tại địa phương được ông Nguyễn Ngọc Phúc - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam.

Huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An): Xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nhờ tiếp cận nhiều chính sách

Lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số huyện Quế Phong nhân ngày Đại đoàn kết
(PLVN) - Là huyện vùng núi cao, biên giới nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, huyện Quế Phong có đường biên giới Việt – Lào dài 74,793km, với hơn 90% dân dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, cũng như các chính sách hỗ trợ người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Quế Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực…

Quảng Ninh chú trọng phát triển Đảng trong TKV đối với người dân tộc thiểu số

Lễ kết nạp đảng viên của Đảng bộ Công ty CP Than Mông Dương - đơn vị có nhiều thợ lò người dân tộc thiểu số đang làm việc.
(PLVN) -Cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Đảng bộ Than Quảng Ninh, đã chỉ đạo Đảng bộ các công ty khai thác than hầm lò thuộc Tập đoàn chú trọng thực hiện công tác phát triển đảng viên nói chung, phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động người dân tộc thiểu số nói riêng.