Ngày 18.2, ông Trần Trong Hà - Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh - cho biết: Thông qua sự giúp đỡ của Phòng Văn hoá TP.Móng Cái và cán bộ chuyên trách của xã Vĩnh Thực, các cán bộ chuyên môn của Bảo tàng QN đã tiếp cận, đưa về một bình gốm cổ, bên trong đựng nhiều đồng tiền của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc - do người dân tên là Vũ Văn Viên phát hiện trước Tết Nguyên đán Tân Mão.
Trong bình gốm đất nung bị đập vỡ - cao khoảng 37cm, rộng 21cm, có miệng rộng 10,5cm - cơ quan bảo tàng đã thu lại được trên 160 đồng tiền xu (số lượng ước tính trên 20kg - chưa tính số đã bị người dân lấy mất trước đó) được xác định là tiền thuộc triều đại thời hậu Lê, gồm: Cảnh Hưng thông bảo, Cảnh Hưng tuyền bảo, Cảnh Hưng cự bảo; tiền Nhật Bản - ở vào TK thứ 17 là Nguyên Phong thông bảo và tiền Trung Quốc - thuộc đời nhà Thanh.
Theo ông Hà, đây là lần đầu tiên Bảo tàng QN phát hiện bộ tiền cổ ở vùng đất Móng Cái (ảnh). Việc phát hiện được bộ tiền cổ này là hết sức có giá trị về lịch sử, văn hoá, do nó đã chứng minh vùng đất Vĩnh Thực nằm trong vùng thương cảng giao lưu buôn bán của người Việt nói chung và có mối liên hệ với thương cảng Vân Đồn (trên thực tế, đảo Vĩnh Thực có cửa Đầu Tán và thương cảng cổ Vân Đồn, Vạn Ninh - Móng Cái).
Cũng từ phát hiện bình tiền cổ trên, xét về khoa học đã xác định chủ nhân của nó là người Việt Nam - thông qua chiếc bình đựng tiền (hoa văn, họa tiết, chất liệu đất nung thuộc thời hậu Lê) và cũng là một thương gia có mối quan hệ buôn bán rộng rãi với người Nhật Bản, Trung Quốc.
Nguồn: Lao động
Trong bình gốm đất nung bị đập vỡ - cao khoảng 37cm, rộng 21cm, có miệng rộng 10,5cm - cơ quan bảo tàng đã thu lại được trên 160 đồng tiền xu (số lượng ước tính trên 20kg - chưa tính số đã bị người dân lấy mất trước đó) được xác định là tiền thuộc triều đại thời hậu Lê, gồm: Cảnh Hưng thông bảo, Cảnh Hưng tuyền bảo, Cảnh Hưng cự bảo; tiền Nhật Bản - ở vào TK thứ 17 là Nguyên Phong thông bảo và tiền Trung Quốc - thuộc đời nhà Thanh.
Theo ông Hà, đây là lần đầu tiên Bảo tàng QN phát hiện bộ tiền cổ ở vùng đất Móng Cái (ảnh). Việc phát hiện được bộ tiền cổ này là hết sức có giá trị về lịch sử, văn hoá, do nó đã chứng minh vùng đất Vĩnh Thực nằm trong vùng thương cảng giao lưu buôn bán của người Việt nói chung và có mối liên hệ với thương cảng Vân Đồn (trên thực tế, đảo Vĩnh Thực có cửa Đầu Tán và thương cảng cổ Vân Đồn, Vạn Ninh - Móng Cái).
Cũng từ phát hiện bình tiền cổ trên, xét về khoa học đã xác định chủ nhân của nó là người Việt Nam - thông qua chiếc bình đựng tiền (hoa văn, họa tiết, chất liệu đất nung thuộc thời hậu Lê) và cũng là một thương gia có mối quan hệ buôn bán rộng rãi với người Nhật Bản, Trung Quốc.
Nguồn: Lao động