Quảng Ninh chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số

Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP Uông Bí phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS trên địa bàn phường Vàng Danh. Ảnh: Yến Vy
Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP Uông Bí phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS trên địa bàn phường Vàng Danh. Ảnh: Yến Vy
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở những vùng dân tộc thiểu số, nhiều chính sách đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho lao động đã được triển khai.

Cụ thể, các địa phương đều chủ động thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh đã phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025, trong đó có vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

Các sở, ngành và các địa phương tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể thực hiện việc dồn ghép các điểm trường lẻ, nâng cấp cơ sở vật chất các điểm trường, đặc biệt tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn. Hoàn thiện Đề án phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thuộc diện tuyển sinh vào Trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh; theo đó mở rộng vùng tuyển sinh đến các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Không chỉ vậy, Quảng Ninh tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với địa bàn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 đến hết năm học 2022-2023 theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh. Phê duyệt Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025, trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Hiện tất cả trẻ em DTTS trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi. 100% học sinh tiểu học người DTTS được tăng cường tiếng Việt dựa trên tiếng mẹ đẻ của trẻ và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động này. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tiểu học vùng DTTS được bồi dưỡng công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tăng ường tiếng Việt dựa trên tiếng mẹ đẻ cùa trẻ. 100% trường mầm non, tiểu học học vùng DTTS được bổ sung đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học tăng cường tiếng Việt.

Toàn tỉnh có 98 xã đều đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiêu học mức độ 3… Các trường còn tổ chức công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho 100% học sinh vùng đồng bào DTTS và miền núi trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Lớp học nghề thêu thổ cẩm ứng dụng của phụ nữ Dao Thanh Phán xã Đồn Đạc huyện Ba Chẽ.

Lớp học nghề thêu thổ cẩm ứng dụng của phụ nữ Dao Thanh Phán xã Đồn Đạc huyện Ba Chẽ.

Cùng với chính sách đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh còn chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho lao động trong độ tuổi trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng DTTS. Từ năm 2021 đến nay, có 1.113 người DTTS được đào tạo nghề. Các địa phương đều triển khai áp dụng chính sách ưu tiên người DTTS dự tuyển vào công chức hoặc viên chức công tác ở vùng DTTS, như: Miễn phần thi ngoại ngữ kỳ thi tuyển, cộng 5 điểm vào kết quả thi ở vòng 2 kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển. Kỳ tuyển viên chức năm 2022 của tỉnh đã có 68 người DTTS được tuyển dụng.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người DTTS. Sở Nội vụ đã tham mưu chính sách hỗ trợ đối với người lao động làm việc thường xuyên tại các địa bàn hải đảo, miền núi, biên giới có điều kiện khó khăn trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế tiếp tục nghiên cứu, dự thảo đề án thu hút bác sĩ về làm việc tại tỉnh, đặc biệt chú trọng việc thu hút bác sỹ về công tác ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) tổ chức 1 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối tượng 3 tại TP Hạ Long cho 42 học viên và 3 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối tượng 4 tại TP Hạ Long, TP Móng Cái, huyện Bình Liêu cho 169 học viên. Đồng thời, phối hợp với Trường Đại học Hạ Long tổ chức 1 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho CBCCVC năm 2023 với 55 học viên và đang trình Sở Nội vụ phê duyệt đối tượng học viên để triển khai 6 lớp bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh năm 2023.

Nhờ nguồn nhân lực được nâng cao hơn mà ở vùng DTTS cũng đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh còn 258 hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương, trong đó có 155 hộ nghèo vùng DTTS. Thu nhập bình quân của người dân các xã vùng DTTS đạt hơn 55 triệu đồng/người/năm, góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.